Công nhân vệ sinh môi trường chăm sóc bè thủy sinh

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 93 - 96)

2.4. Một số công nghệ xử lý nguồn nước khác

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Kèm theo tốc độ phát triển nhanh về kinh tế là các vấn đề về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề.

Nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm môi trường là tại 3 lưu vực sông, gồm sông Cầu, sông Nhuệ-sông Đáy và hệ thống sông Đồng Nai.

Kết quả quan trắc cho thấy nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, mùi hôi, màu đục tối, vi khuẩn, dầu mỡ, kim loại nặng, thuốc trừ sâu... gây nguy hại đến sức khỏe của người dân sống trên lưu vực, sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt.

Mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trên các lưu vực sông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm của các lưu vực sông, song vẫn là vấn đề môi trường rất "nóng," được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong tương lai không xa, nếu không có các giải pháp quyết liệt và phù hợp, các lưu vực sông khác như sông Mã, sông Cả-La, sông Vu Gia-Thu Bồn... đều có khả năng trở thành điểm nóng ô nhiễm. Các con sông thường là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho người dân phía hạ lưu.

Đặc biệt, người dân ở vùng nông thôn và những người có thu nhập thấp thường sử dụng trực tiếp nước sông, hồ bị ô nhiễm, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, tác động trực tiếp đến điều kiện sống, sức khỏe nhân dân và ảnh hưởng đến điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Bảo vệ môi trường là vấn đề trọng yếu mang tính toàn cầu và đang trở thành một trong những nội dung quan trọng trong các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia.

Ở Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi công dân. Công tác bảo vệ môi trường các lưu vực sông được luôn là vấn đề nóng được Đảng và Chính phủ và dư luận nhân dân đặc biệt quan tâm.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 dành Mục 1, Chương VI (từ Điều 52 đến Điều 55) để quy định về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông, trong đó có những vấn đề mới về quản lý đã được quy định như việc điều tra, đánh giá sức chịu tải của lưu vực sông, xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ, về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng dành quan tâm đáng kể đến công tác này.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời thì trong tương lai, nguồn nước các con sông này không thể sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.

Vấn đề ô nhiễm môi trường ở 3 lưu vực sông này đã tồn tại nhiều năm, đặc biệt tại các đoạn sông chảy qua khu dân cư, các khu đô thị lớn, làng nghề. Nước thải sinh hoạt, y tế và nước thải sản xuất của khu, cụm công nghiệp, làng nghề, chưa qua xử lý hoặc đã được xử lý nhưng không đạt quy chuẩn cho phép, đổ ra sông. Tình trạng đổ trộm rác thải sinh hoạt, phế liệu xây dựng trực tiếp vào dòng sông càng làm trầm trọng thêm mức độ ô nhiễm.

2.4.1. Chia dòng để loại bỏ ô nhiễm

Việc kiểm soát ô nhiễm sông thông qua việc dẫn nước đã được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Nước sạch có thể làm loãng các dòng sông bị ô nhiễm, dẫn đến việc nước đen và mùi hôi thối loại bỏ nhanh chóng, khả năng tự làm sạch của dòng nước được cải thiện. Việc phân chia nước để xả các chất ô nhiễm đã được sử dụng ở Fuzhou, Zhongshan và các thành phố khác ở Trung Quốc, trong khi việc tính toán tỷ lệ chuyển hướng là công nghệ chính dựa trên chất lượng nước thải. Ví dụ, Hong Lijian đã phân tích tác động của việc xả các chất ô nhiễm ở quy mô chuyển hướng về sông Fuzhou, được áp dụng cho thiết kế kỹ thuật. Nhưng dự án phân dòng nước để xả chất ô nhiễm có chi phí tương đối cao [6].

2.4.2. Nạo vét lòng sông

Các phương pháp nạo vét khác nhau sẽ tạo ra các hiệu ứng môi trường khác nhau. Nói chung, cách vận hành rộng rãi của máy hút bùn sẽ tạo ra sự thay đổi trầm tích lòng sông. Nạo vét phun nước là một loại phương pháp nạo vét trầm tích tại chỗ, có thể cải thiện hiệu quả và giảm chi phí. Phương pháp này được áp dụng trong nạo vét trầm tích của kênh cảng Anh và hồ Xuan Wu ở Trung Quốc [6].

Hình 50: Mô hình khái niệm của nạo vét lòng sông (Nichols M,1990)

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)