Công nghệ vi sinh vật (EM)

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 73 - 76)

II. THÔNG TIN CHUNG CỦA NHIỆM VỤ

3. Kinh phí thực hiện

2.1.3. Công nghệ vi sinh vật (EM)

Với xu hướng bùng nổ gia tăng dân số và phát triển nhanh chóng kinh tế xã hội ở thời điểm hiện tại, vấn đề số lượng và chất lượng nước đang thu hút được sự quan tâm rộng rãi trên toàn thế giới. Đó là vấn đề về sự cần thiết có can thiệp tới chất lượng và số lượng nước trong hệ thống nước, để đáp ứng mục tiêu cung cấp nước bền vững và ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường tiềm năng. Có tác giả đã nhấn mạnh rằng quản lý nước bền vững kết hợp cả quan điểm kinh tế xã hội và môi trường là rất khó nhưng là nhiệm vụ cần thiết để ngăn ngừa sự suy thoái tiềm năng của môi trường. Trong những năm gần đây, lượng lớn nước chưa xử lý đã được xả trực tiếp vào sông hồ và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước. Rất nhiều các phương pháp thông thường đang được sử dụng để làm sạch nước và loại bỏ các chất gây ô nhiễm, nhưng phần lớn các phương pháp đó đều rất tốn kém và không thân

thiện với môi trường. Một phương pháp triển vọng cải thiện chất lượng nước sông hồ là công nghệ vi sinh vật (EM). So với các phương pháp thông thường, công nghệ vi sinh vật này được đánh giá cao hơn bởi tính thân thiện với tự nhiên, đòi hỏi ít đầu vào và giá thành thấp của nó. Công nghệ này sử dụng vi sinh vật để phân hủy, biến đổi, hấp thụ chất ô nhiễm trong nước, làm sạch chất lượng của dòng sông bằng cách sử dụng vi sinh vật phù hợp, tối ưu hóa việc xây dựng vi sinh vật, đào tạo và đưa vào, v.v. Việc xây dựng cấu trúc của vi khuẩn là bước quan trọng để xác định hiệu quả trong quá trình định lượng vi sinh vật. Tại thời điểm hiện tại, nó đã được nghiên cứu và ứng dụng trong việc làm sạch nước thải, nước thải công nghiệp và nước phú dưỡng. FLO-1200 đạt được kết quả đáng chú ý trong việc kiểm soát ô nhiễm sông trong điều kiện sục khí sông. Zhang Li đã bổ sung năng lượng sinh học, kết hợp hỗn hợp nước và tăng cường khả năng phân hủy vi sinh vật một cách nhân tạo để lọc nước [6].

Khái niệm EM được phát triển bởi GS.TS Teruo Higa đến từ đại học Ryukyus của Nhật Bản vào năm 1980. Vi sinh vật được chia làm 3 loại là: phân hủy hoặc thoái hóa, cơ hôi hoặc trung lập và xây dựng hoặc tái sinh. EM thuộc loại tái sinh nhờ đó chúng có thể ngăn ngừa sự phân hủy với bất kỳ loại chất nào và vì thế duy trì sức khỏe cho cả sinh vật sống và môi trường. Mục đích cơ bản của EM là phục hồi hệ sinh thái lành mạnh cho cả đất và nước qua sử dụng hỗn hợp nuôi cây vi sinh vật có lợi và tự nhiên. Do đó, EM có tiềm năng lớn trong việc tạo ra một môi trường phù hợp cho sự tồn tại, lan truyền và phát triển của sự sống. Công nghệ đó cũng nhấn mạnh việc cung cấp nước bền vững phải bao gồm không sử dụng nước mặt quá mức, không làm suy thoái nguồn nước ngầm, tái sử dụng hiệu quả nước thải đã qua xử lý. Thêm nữa, công nghệ EM cũng có khả năng lớn phục hồi chất lượng nước bằng cách tăng lượng cung cấp nước ngọt đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành khác nhau. Tuy nhiên, sự bền vững trong cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp cần phải được phân tích vì nó là một phương diện quan trọng của việc quản lý nước lâu dài

EM bao gồm nhiều loại hoặc đa dạng vi sinh vật về hiệu quả, có lợi và không gây bệnh cùng tồn tại với nhau. Về bản chất nó là sự kết hợp các loài hiếu khí và kỵ khí được tìm thấy ở tất cả các hệ sinh thái. Mỗi loài khác nhau trong EM có đều các chức năng tương ứng. EM có thể được áp dụng vào rất nhiều môi trường để phá vỡ chất hữu cơ. EM không biến đổi gen, không gây

bệnh, không gây hại và không có chất hóa học tổng hợp. Công nghệ EM bao gồm phát triển, áp dụng, quản lý và tái lập vi sinh vật mật độ cao trong môi trường hay trong hệ thống. Đó là công nghệ hữu cơ và nhân tạo được thấy là hữu ích trong nhiều cách mang lại lợi ích cho loài người. Công nghệ EM được phát hiện cho kết quả rất tốt, và ngày nay được sử dụng rộng rãi vào ứng dụng các lĩnh vực khác nhau được khuyến khích như là một phương tiện giải quyết nhiều vấn đề trên thế giới. Một số ứng dụng của EM như trong nền nông nghiêp, công nghiệp bền vững, kiểm soát mùi, quản lý chất thải và những biện pháp tái chế, khắc phục môi trường và làm sạch môi trường thân thiện.

Hệ thống sông ở Malaysia là một phần quan trọng của tài nguyên nước. Hiện Malaysia có hơn 100 hệ thống sông, đóng góp tới hơn 90% lượng nước cung cấp thô. Trải qua một thập kỷ với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển nhanh, đã dẫn tới một hệ quả tất yếu là sự giảm sút nghiêm trọng chất lượng nước sông. Gần đây khi EM bước đầu thành công trở thành một công cụ làm sạch nước trong tự nhiên, đặc biệt ở khu vực châu Á. Thông qua hoạt động của các EM, những tác nhân gây ô nhiễm sông ở Malaysia đã bắt đầu được phân hủy và làm sạch. Công nghệ EM đã và đang được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau ở trong nước từ năm 2008

Sau nhiều nỗ lực và cố gắng, vào tháng 12 năm 2008, hạt bùn EM đã được tìm thấy nâng cao đáng kể chất lượng nước sông, cụ thể sáu tháng sau khi thả những hạt bùn này, bùn trong sông đã được làm sạch; thực tế dòng sông dường như được chứa đầy cát biển. Các phép đo được thực hiện trong sáu thông số (SS, DO, COD, BOD, NH3 và pH) cho thấy chất lượng nước được cải thiện từ loại IV (chỉ phù hợp để tưới) lên loại III (phù hợp để cung cấp nước và với điều trị rộng rãi)

Quản lý tài nguyên nước bền vững và công nghệ EM: Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên rất quan trọng với sức khỏe con người và môi trường tự nhiên, và đóng một vai trò chính trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Thỏa mãn nhu cầu nước ngày càng tăng đã trở thành một mục tiêu chủ yếu của quản lý tài nguyên nước hiện nay. Khi nhu cầu nước ngọt ngày một nhiều, trong khi do ô nhiễm nên chất lượng nước giảm, thì việc cung cấp nước đúng và đủ được coi là một vấn đề quan trọng và cấp bách. Sự xuống cấp của chất lượng nước đã tạo ra sự khan hiếm nước và giới hạn nguồn sẵn có cho sự sử dụng của con người và hệ sinh thái, theo đó ảnh hưởng đến quản lý tối ưu tài nguyên nước. Trong bối cảnh này, việc bảo tồn chất lượng nước trong các

sông hồ, hồ chứa là hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái. Sự sụt giảm chất lượng nước ở hầu hết các sông sẽ gây những hậu quả môi trường nghiêm trọng mà có thể cản trở sự phát triển bền vững khu vực.

Xử lý sinh học, đặc biệt sử dụng vi sinh vật để cải thiện chất lượng nước bị ô nhiễm sẽ mang lại hiệu quả và được áp dụng rộng rãi do vốn đầu tư và chi phí vận hành thấp hơn so với xử lý hóa học. Vì thế, trong những năm gần đây, ngày càng nhiều sự quan tâm về việc sử dụng kỹ thuật làm sạch nước bằng phương pháp sinh học như một lựa chon thay thế tốt nhất cho môi trường và kinh tế. Công nghệ EM là một giải pháp thay thế cải thiện chất lượng nước chi phí thấp và có tiềm năng lớn để cải thiện tính chất hóa lý của nước. Qua công nghệ này, sự phục hồi các vùng nước bị ô nhiễm và xuống cấp, phục hồi môi trường sống và hệ sinh thái dưới nước sẽ mang lại sự quản lý tài nguyên nước bền vững trong khu vực liên quan. Bên cạnh đó, tiềm năng của EM trong việc tạo sự phát triển bền vững nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, quản lý môi trường, xây dựng, sức khỏe con người và vệ sinh, công nghiệp và các hoạt động cộng đồng cũng được công nhận.

Nhận thức vi khuẩn nguy hiểm hiện đang chuyển theo hướng nhận biết rõ hơn về vi sinh vật như một nguyên tố cơ bản của sự sống. Công nghệ EM hiên đang được sử dụng như là một mô hình để chứng minh việc thực áp dụng thành công công nghệ bền vững. Ở Malaysia, công nghệ EM đang thu hút sự chú ý lớn bởi sự tiềm năng của nó ở việc giảm lượng chất dinh dưỡng trong nước bị ô nghiễm và phục hồi chất lượng nước. Chính phủ Malaysia đã nhận ra ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng nhất trong việc đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững, và thúc đẩy mọi người dân bắt tay vào hành động trước khi sông hồ và các đầm lầy được coi là vùng đất chết và trở thành vùng lũ liên tục. Các hạt bùn EM được thông qua tại địa phương đang nổi lên như một trong những giải pháp môi trường giảm thiểu ô nhiễm nước và từ đó cải thiện chất lượng nước trong sông và trong cống. EM là một phương pháp dễ dàng và thuận tiện cho sử dụng, an toàn, không gây hại, chi phí thấp và hiệu quả kinh tế và điều này đã làm tăng hiệu quả của việc áp dụng công nghệ này. [9]

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)