Lưu vực sông Mê Công (Việt Nam)

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 64 - 66)

II. THÔNG TIN CHUNG CỦA NHIỆM VỤ

3. Kinh phí thực hiện

1.3.3.12. Lưu vực sông Mê Công (Việt Nam)

Trong giai đoạn 2014-2018, chất lượng nước có xu hướng giảm trong các năm 2016-2017, đặc biệt là năm 2016, chất lượng có sự giảm sút đáng kể.

Hình 35: Giá trị WQI trên LVS Mê Công (VN) giai đoạn 2014-2018 Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2018

Giá trị của hầu hết các thông số trên các sông thuộc LVS Mê Công đều nhỏ hơn giới hạn QCVN08-MT:2015/BTNMT (A1). Tuy nhiên, cục bộ một số đoạn sông của sông Tiền, sông Hậu và một số nhánh sông đã ghi nhận hiện tượng ô nhiễm cục bộ chất hữu cơ với mức độ khác nhau do nước thải từ các KCN và hoạt động khai thác cát, nuôi trồng thủy sản không qua xử lý xả thẳng ra môi trường. Điển hình như đoạn sông Tiền qua khu vực cảng cá Mỹ Tho, KCN Mỹ Tho đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và vi sinh.

Việc giám sát chất lượng nước tại các điểm giáp ranh đã được thực hiện. Kết quả quan trắc tại trạm Long Bình (An Giang) nằm đầu nguồn sông Tiền. Đây là khu vực tiếp nhận nguồn nước sông từ Camphuchia, cho thấy sự thay đổi mức độ ô nhiễm hữu cơ rõ rệt giữa 2 mùa trong năm. Vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, giá trị DO đạt QCVN08-MT:2008 loại A1) nhưng vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, giá trị DO ở mức rất thấp và có nhiều biến động, có thời điểm không đạt QCVN08-MT:2008 loại B2.

Hình 36: Diễn biến hàm lượng DO tại trạm quan trắc tự động Long Bình tỉnh An Giang qua các tháng năm 2011-2015

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)