Tổng quan các văn bản cơ sở pháp lý về công nghệ xử lý nước mặt

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 28 - 31)

II. THÔNG TIN CHUNG CỦA NHIỆM VỤ

3. Kinh phí thực hiện

1.2.2. Tổng quan các văn bản cơ sở pháp lý về công nghệ xử lý nước mặt

Bên cạnh các quy định của pháp luật chuyên ngành, tài nguyên nước và môi trường nước mặt còn được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật khác như: Luật Quy hoạch 2017, Luật Thủy sản 2017, Luật Đầu tư 2016, Luật Phí và lệ phí 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Phòng chống thiên tai 2013, Luật Đê điều 2006... Trong đó, Luật Quy hoạch ban hành năm 2017 quy định quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tổng hợp liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh là quy hoạch có tính chất chuyên ngành. Các quy hoạch vùng phải có nội dung quy hoạch về nguồn nước LVS, sử dụng tài nguyên và BVMT. Do đó, khi xây dựng quy hoạch TNN và quy hoạch vùng cần có sự lồng ghép nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các quy hoạch.

Các văn bản dưới Luật phải kể đến một số Nghị định, văn bản mới được ban hành hoặc điều chỉnh trong giai đoạn 2014 - 2018. Điển hình như Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 154/2016/NĐ- CP về phí BVMT đối với nước thải, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, Nghị định số 33/2017/NĐ- CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN và khoáng sản, Nghị định số 82/2017/ NĐ-CP quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác TNN. Tiếp đến là các Thông tư hướng dẫn chi tiết để triển khai các nội dung cụ thể của Luật và Nghị định. Cũng trong giai đoạn này, đã có các quy định cụ thể về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông hồ8, đây là căn cứ quan trọng để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ nguồn TN&MT nước mặt.

Các Ủy ban BVMT LVS cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều phối đối với các tỉnh, thành phố trên LVS. Trong khi đó, các địa phương trên LVS cũng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, triển khai các nhiệm vụ lên quan tới các đề án BVMT LVS tương ứng, đảm bảo tính thống nhất, liên ngành, liên vùng trên lưu vực.

Trong giai đoạn 2014 - 2018, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước thải sinh hoạt, nước thải đối với các ngành sản xuất… vẫn tiếp tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung. Đặc biệt, việc ban hành các quy chuẩn cụ thể đối với nước thải của từng loại hình sản xuất giúp cho việc đánh giá sát hơn với tình hình thực tế. Đến nay, liên quan

đến môi trường nước, đã có 01 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, 12 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải và 03 quy chuẩn riêng của Thủ đô đối với nước thải đang được áp dụng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thủ đô liên quan đến môi trường nước

1. QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt ;

2. QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt ;

3. QCVN 25:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp CTR ;

4. QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế ;

5. QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu ;

6. QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp ;

7. QCVN 01-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên ;

8. QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản ;

9. QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy ;

10.QCVN 60-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sản xuất cồn nhiên liệu ;

11.QCVN 62-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi ;

12.QCVN 52-MT:2017/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép ;

13.QCTĐHN 02:2014/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội ;

14.QCTĐHN 04:2014 Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp dệt may trên địa bàn thủ đô Hà Nội ;

15. QCTĐHN 05:2014 Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy địa bàn thủ đô Hà Nội ;

1.3. Tổng quan tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước hiện nay

Vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang lan rộng và gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Hàng năm, nước bẩn giết nhiều người hơn cả chiến tranh và các hình thức bạo lực khác cộng lại. Trong khi đó, các nguồn nước có thể uống là hữu hạn: Con người có thể tiếp cận chưa đến 1% nguồn nước ngọt trên Trái đất.

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật

Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước cống, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.

Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã."

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.

1.3.1. Tổng quan ô nhiễm nước mặt trên thế giới

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)