Cơ cấu sử dụng nước tính đến năm 2030

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 45 - 47)

Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, 2015

Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng lượng nước cần cung cấp cho các ngành kinh tế hiện tại khoảng 137-145 tỷ m3; trong tương lai đến năm 2030 khoảng 150 tỷ m3. Trong đó, lượng nước sử dụng trong mùa khô chiếm tới khoảng 60%, nếu tính cả lượng nước cần cho môi trường sinh thái ở hạ du khoảng 50 tỷ m3, thì tổng lượng nước cần có để dùng trong mùa khô là 140 tỷ m3.

Trong khi đó, nguồn nước tự nhiên trong mùa khô của tất cả các LVS chỉ khoảng 30% tương ứng với 96 tỷ m3, cộng với lượng nước trữ được của các hồ chứa trên toàn quốc khoảng 40 tỷ m3 thì lượng nước cấp trong mùa khô rất căng thẳng, dẫn đến xung đột trong sử dụng nước giữa các ngành trên 1 lưu vực sông và xung đột này ngày càng gay gắt nhất là các lưu vực sông vừa và nhỏ phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Trong những năm vừa qua, công tác bảo vệ tài nguyên nước đã được đẩy mạnh thực hiện thông qua việc xây dựng và triển khai các quy định phát luật để bảo vệ hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ lòng, bờ bãi sông, phòng , chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, lập quy hoạch tài nguyên nước…bước đầu xây dựng trạm quan trắc tự động chất lượng nguồn nước, xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứ bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông…Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý còn thiếu bền vững đã và đang gây suy giảm tài nguyên nước, trong khi hiệu quả

75% 16%

9%

Cơ cấu sử dụng nước tính đến năm 2030

Nông nghiệp Công nghiệp Tiêu dùng

sử dụng nước còn thấp, tình trạng lãng phí trong sử dụng nước còn phổ biến trong phạm vi cả nước.

Phát triển công nghiệp

Năm 2017 ngành công nghiệp tăng 7,85%, đóng góp 2,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung của nền kinh tế. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,40% (là mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây). Tuy nhiên, việc phần lớn các hoạt động công nghiệp tập trung ở một số vùng kinh tế là nguyên nhân gây nên các vấn đề về môi trường cũng như vấn đề quản lý. Sự phát triển của các KCN-CCN và làng nghề tạo nên các điểm sản xuất và ô nhiễm mới và phi tập trung.

Bảng 1: Tăng trưởng và phát triển của các ngành kinh tế

Đơn vị tính: %

Khu vực kinh tế Năm 2016 Năm 2017 6 tháng đầu năm 2018

Tăng trưởng kinh tế 6.21 6.81 7.08

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,36 2,9 3,93

Công nghiệp và xây dựng 7,57 7,85 9,07

Dịch vụ 6,98 7,44 6,9

Nguồn: TCTK 2018

Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nước trong công nghiệp chiếm 22% lượng nước sử dụng trên toàn cầu (Liên Hiệp Quốc, 2012). Theo Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN MT, khoảng 5-20% lượng nước sử dụng là cho ngành công nghiệp, một vài ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng nước rất cao so với các ngành khác. Ví dụ, phải mất 10 lít nước để sản xuất ra 1 tờ giấy, tương tự, cần 91 lít nước để sản xuất ra 500g nhựa. Các ngành công nghiệp như chắc lỏng, sữa, chế biến thực phẩm và giấy có nhu cầu nước ước tính là 45 m3/ha/ngày. Như vậy ngành công nghiệp đóng góp đáng kể vào tỷ lệ nước thải phát sinh. Nếu không được kiểm soát, nước thải công nghiệp có thể sẽ là nguồn ô nhiễm rất độc hại.

Phát triển công nghiệp chủ yếu diễn ra quanh 04 LVS chính là lưu vực sông Hồng – Thái Bình, cụm sông Đông Nam Bộ, sông Đồng Nai và lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, chiếm 80% sản lượng công nghiệp cả nước. Tổng lượng nước sử dụng hàng năm cho hoạt động công nghiệp ước tính đạt 6 tỷ

m3 vào năm 2016 và dự kiến sẽ tăng lên 15,6 tỷ m3 vào năm 2030, trong đó LVS Hồng – Thái bình, cung cấp gần 50% tổng lượng nước sử dụng cho ngành công nghiệp cả nước; LVS Đồng nai cung cấp 25% lượng nước cho sản xuất công nghiệp; nhóm sông Đông Nam Bộ là 7% và lưu vực sông Cửu Long là 10%.

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)