Thực vật thủy sinh

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 83 - 85)

II. THÔNG TIN CHUNG CỦA NHIỆM VỤ

3. Kinh phí thực hiện

2.2.2. Thực vật thủy sinh

Rất nhiều bài báo đã đề cập đến công suất của các nhà máy nước để chiết xuất chất dinh dưỡng thực vật từ nơi nó phát triển trong nước. Động lực thúc đẩy nhiều bài báo viết về khả năng chiết xuất chất dinh dưỡng của thực vật thủy sinh trong suốt nhiều năm qua là nhằm nâng cao sự hiểu biết về vấn đề ô nhiễm nước, cả nước ngọt lẫn nước mặn. Đó là hậu quả tất yếu của sự gia tăng dân số, sự phát triển của công nghiệp và việc xử lý nước thải sinh hoạt, động vật, công nghiệp vào biển và các vùng nước trong đất liền như sông, suối, ao, hồ. Rất nhiều minh chứng cho hậu quả nghiêm trọng của nước thải đến những sông hồ sạch đẹp trước đây đã khơi dậy nhận thức của cộng đồng và khoa học về sự cần thiết không chỉ ngăn chặn, bắt giữ, xử lý tình trạng xả thải đổ trực tiếp ra môi trường mà còn là sự cố gắng, chung tay của mọi cá nhân hay tổ chức để làm giảm chất ô nhiễm. Với khả năng vượt trội của thực vật thủy sinh, đặc biệt là cây lục bình, trong việc làm giảm các hợp chất và nguyên tố độc hại trong nước một cách hiệu quả đã được công nhận rộng rãi.

Một điều được chỉ ra là tất cả các cây thủy sinh đều có thể làm tốt việc rút chất dinh dưỡng từ trong nước, nhưng các cây nhỏ, như thực vật phù du hay các cây chìm ngập nước sẽ khó khăn và tốn kém trong trong việc thu hoạch hơn là các loài thực vật nổi. Có 4 loài được cho là phù hợp: Cây lục bình (Eichhornia crassipes), Alternanthera philoxeroides, Justicia americana và Typha latifolia.

Thử nghiệm trên thực vật thủy sinh về việc loại bỏ thuốc trừ sâu từ môi trường thủy sinh đã cho kết luận rằng thực vật thủy sinh nổi cho kết quả tốt hơn, hiệu quả hơn với loài thực vật chìm trong việc loại bỏ đó bởi lượng nước thoát ra. Cuộc thí nghiệm cũng thành công trên cây lục bình trong việc loại trừ chì và thủy ngân từ nước ô nhiễm. Theo sau sự sự hấp thu niken và cadimi, những kim loại nặng <10g/cm3 bởi cây lục bình trong cùng chuỗi, sự hấp thu chì và thủy ngân đã được thực hiện. Công việc được mở rộng bao gồm Alternanthera philoxeroides, thực vật có khả năng chịu đựng mặn tốt hơn so với lục bình.

Hệ thống xử lý dựa vào thực vật thủy sinh sử dụng trong ao hay vùng ngập nước nhân tạo đem lại hiệu quả trong kiểm soát nước ô nhiễm. Thực vật thủy sinh cho thấy sự tiềm năng đối với xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, và nước thải nông nghiệp. Thực vật thủy sinh đang được xem xét để cải thiện chất lượng nước trong hồ và các dòng chảy. Hấp thụ sinh học đang được chứng minh là một giải pháp thay thế hiệu quả cho hệ thống loại bỏ kim loại độc hại từ nước thải công nghiệp thông thường. Sự phát triển quá trình hấp thụ sinh học yêu cầu nghiên cứu sâu hơn theo hướng mô hình hóa sự tái sinh của những thực vật hấp thụ sinh học và áp dụng kiểm tra với nguồn nước thải công nghiệp. Nồng độ chất dinh dưỡng cao trong nước có thể dần dần giảm xuống trong nước qua thảm thực vật sinh học. Thực vật thủy sinh đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch nước thải: loại bỏ chất dinh dưỡng dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, hoạt động sinh học và tốc độ dòng chảy. Dòng chảy càng chậm và thời gian lưu đọng càng lâu thì càng nhiều chất được loại bỏ. Từ đó kết luận được rằng trong rất nhiều loài thực vật thủy sinh, cây lục bình là loài làm giảm dinh dưỡng từ nước thải hiệu quả. Cây lục bình cũng cho thấy hữu ích trong xử lý nước thải ô nhiễm kim loại nặng độc hại. Bèo tấm được thử nghiệm như một cách để lọc nước thải trong những tháng mùa đông khí cây lục bình không hoạt động. Cây cỏ nến (Bulrush) là một loài thực vật thân thảo lâu năm, được trồng ở khí hậu ôn hòa, khu vực cận nhiệt đới và

nhiệt đới và cho thấy khả năng hấp thụ lớn nhất với kim loại như Na. Vì vậy, một mặt cây thủy sinh thể hiện sự hấp thụ với chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, lưu huỳnh, canxi, magie và các kim loại như natri, sắt, mangan, kẽm, đồng…và một mặt nó cũng nhấn mạnh phải đồng thời thu hoạch và loại bỏ thảm thực vật thủy sinh liên tục, đặc biệt là loài thực vật chìm từ đầm nếu không nó sẽ chết, mục nát thối rữa và trả lại những chất dinh dưỡng nó đã hấp thụ vào nước. Như thế nồng đô chất dinh dưỡng trong hồ sẽ không thể giảm xuống mức chấp nhận được, về lâu dài có thể làm suy thoái chất lượng nước [7]

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)