Giá trị WQI trên các sông thuộc LVS Cầu giai đoạn 2014-2018

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 54 - 57)

Cục bộ tại một số khu vực cũng đã ghi nhận nước sông bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng như sông Hồng và phân lưu đoạn chảy qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nam Định, sông Thương chảy qua Bắc Giang.

1.3.3.3. Lưu vực sông Cầu

Trong gia đoạn 2014-2018, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và Ủy ban bảo vệ môi trường LVS Cầu trong quản lý và kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm, chất lượng nước trên LVS Cầu đã được cải thiện so với giai đoạn trước. Chất lượng nước sông ở nhiều nơi đạt mức tốt/rất tốt, nước có thể sử dụng tốt cho sinh hoạt, điển hình ở khu vực thượng nguồn đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn. Mặc dù cục bộ vẫn còn tồn tại một số khu vực chất lượng nước ở mức kém, tập trung ở các sông khu vực hạ lưu khi chảy qua các vùng tập trung dân cư và làng nghề như điểm Cầu Loàng (Tp. Thái Nguyên) bị ảnh hưởng bởi khu ván thép (Cầu Loàng); điểm cầu Đào Xá trên sông Ngũ huyện Khê (Bắc Ninh). Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Do đặc trưng của lưu vực sông, giá trị thông số chất rắn lơ lửng và hàm lượng Fe trong nước khá cao.

Hình 23: Giá trị WQI trên các sông thuộc LVS Cầu giai đoạn 2014-2018 Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2018 Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2018

1.3.3.4. Lưu vực sông Nhuệ Đáy

Trong giai đoạn 2014-2018, nước các sông thuộc LVS Nhuệ - Đáy tại các đoạn chảy qua các đô thị và khu tập trung sản xuất vẫn tiếp tục bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh. Trên các đoạn sông khác nhau, diễn biến chất lượng nước cũng có sự khác biệt đáng kể. Chất lượng nước 2016 có sự giảm nhẹ so với các năm khác. Tuy nhiên đến năm 2017, chất lượng nước có xu hướng cải thiện trở lại.

Hình 24: Giá trị WQI trên các sông thuộc LVS Nhuệ - Đáy giai đoạn 2014- 2018

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2018

Chất lượng nước sông Nhuệ luôn ở mức thấp, nhiều đoạn sông nước đã bị ô nhiễm nặng với giá trị WQI thấp dưới giá trị 25, điển hình là đoạn sống Nhuệ qua địa hình Hà Nội.

Sông Đáy có chất lượng nước tốt hơn sông Nhuệ, chất lượng nước có xu hướng tăng dần theo dòng từ Hà Nội đến Ninh Bình, một số điểm trên địa phận Ninh Bình, nước có thể sử dụng cho sinh hoạt nhưng cần có biện pháp xử lý phù hợp.

Đối với các sông nội thành Hà Nội, do tiếp nhận lượng lớn nước thải sinh hoạt đô thị và nước thải của các cơ sở sản xuất, làng nghề nội đô nên chất lượng nước luôn ở mức thấp, ô nhiễm nặng và hầu như chưa được cải thiện.

Theo thống kê trong giai đoạn 2014 - 2018, hầu hết các thông số đều có tỷ lệ % giá trị vượt QCVN 08 –MT:2015/BTNMT (A2) từ 35,7% đến trên 90%. Trong đó, một số thông số có tỷ vượt cao là Amoni, Nitrit và COD. Tuy nhiên đến năm 2017, tỷ lệ số giá trị vượt QCVN của hầu hết các thông số đã giảm so với các năm trước.

Bảng 3: Diễn biến tỷ lệ % số giá trị vượt QCVN 08 –MT:2015/BTNMT (A2) của một số thông số trên LVS Nhuệ - Đáy giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: % Thông số 2014 2015 2016 2017 2018 BOD5 70,7 59,5 90,5 71,4 81,0 COD 68,3 78,6 83,3 59,5 54,8 DO 75,6 35,7 81,0 69,0 45,2 Fe 51,2 38,1 42,9 38,1 38,1 NO2 82,9 66,7 83,3 69,0 73,8 NH4+ 87,8 100,0 88,1 64,3 66,7 PO4- 39,0 40,5 45,2 40,5 - TSS 56,1 76,2 85,7 73,8 90,5

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2018 1.3.3.5. Lưu vực sông Mã

Trong giai đoạn 2014-2018, diễn biến chất lượng nước các sông trên LVS sông Mã đoạn chảy qua lãnh thổ Việt Nam tương đối ổn định với hầu hết các khu vực có giá trị WQI đạt khá cao. Tuy nhiên, năm 2017, ghi nhận chất lượng nước sông Mã có sự suy giảm so với các năm trước. Tại khu vực Cửa Hới (Thanh hóa) năm 2015-2016, giá trị WQI có sự giảm thấp bất thường, tuy nhiên đến năm 2017, giá trị WQI đã tăng trở lại.

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 54 - 57)