Nguồn: [10] Mối tương quan giữa cộng đồng vi sinh vật và các đặc tính hóa lý: Phân tích tương quan chính tắc (CCA) được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa cộng đồng vi sinh vật và các tính chất hóa lý của sông. 5 chỉ số được lựa chọn bao gồm COD, NH4+-N, pH, DO và TP để hình thành nên một mô hình CCA. Mô hình CCA cho thấy chỉ số nồng độ DO, COD và pH là những nhân tố chính cấu trúc nên cộng đồng vi sinh vật. Các nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của DO trong hoạt đông của vi sinh vật trong môi trường nước, và nồng độ COD và NH4+-N cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến vi khuẩn. 6 ví dụ được chia ra làm 4 nhóm, cho thấy sự khác nhau của cộng đồng vi sinh vật ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình xử lý. Xem xét đến những loài vi khuẩn biển được tìm thấy trong sông và sự pha loãng tác nhân gây ô nhiễm nhận thấy thủy triểu dâng cũng liên quan đến sự phát triển cộng đồng vi sinh vật. Vì thế, phải làm việc đồng thời với các nhân tố hóa lý và các chất gây ô nhiễm trong các sông đô thị để xác định cấu trúc cộng đồng vi sinh vật trong
sông đô thị. Tóm lại, công nghệ MBT làm thay đổi điều kiện vật lý và hóa học của dòng sông, chủ yếu vào tăng nồng độ DO, và sau đó các vi khuẩn hiếu khí được kích thích và được kích hoạt trong sự giảm xuống chất ô nhiễm. Vì thế, cộng đồng vi sinh vật dịch chuyển và chất lượng nước được cải thiện trong sông [10].
2.2. Các công nghệ xử lý nguồn nước có hàm lượng hữu cơ và kim loại nặng cao nặng cao
2.2.1. Công nghệ Redoxy – 3C
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 85/122 hồ khu vực nội thành Hà Nội được xử lý ô nhiễm bằng chế phẩm Redoxy-3C, số hồ còn lại do vướng các dự án cải tạo nên chưa xử lý. Sau xử lý, nước các hồ đã hết hẳn mùi khó chịu, không còn tình trạng ô nhiễm hữu cơ và đã hạn chế một cách hiệu quả tình trạng phú dưỡng. Điều đáng nói, công nghệ dùng chế phẩm Redoxy-3C được áp dụng vào xử lý hồ về cơ bản đã không ảnh hưởng đến những thành phần thuộc hệ sinh thái thủy sinh như tảo, động vật phù du... được các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh hồ đánh giá cao.
Thực tế việc ứng dụng công nghệ Redoxy-3C làm sạch nước hồ trên địa bàn đã đạt được những kết quả rất khả quan, với quy trình xử lý linh hoạt đối với đặc điểm từng hồ, tuy nhiên thực chất mới chỉ là làm phần “ngọn”. Về lâu dài để xử lý triệt để ô nhiễm, giúp các hồ nước trong xanh trở lại, việc tách nước thải và các tạp chất khác khỏi nước hồ mới là phần “gốc”.
Cách xử lý nước sông hồ bằng chế phẩm Redocy – 3C đơn giản, tiện lợi, chỉ cần một bước rải chế phẩm xuống hồ. Redocy – 3C có thể làm sạch nước hồ chỉ sau 24 giờ phun rải, làm giảm hàm lượng kim loại nặng và làm tăng cường oxy trong nước để thủy sinh phát triển. Thêm vào đó, nó có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với công nghệ của Pháp, Bỉ, Hàn Quốc. Đặc biệt, việc xử lý ô nhiễm nước sông hồ bằng chế phẩm này không gây ảnh hưởng tới hệ sinh học trong hồ. Vì vậy, Redocy – 3C có thể áp dụng thử nghiệm rộng rãi tại các sông hồ. Thực tế, từ tháng 8/2016, Hà Nội đã thí điểm xử lý ô nhiễm 3 hồ là Hố Mẻ, Ba Mẫu, Giáp Bát bằng chế phẩm Redocy – 3C. Sau 30 ngày, nước hồ không còn mùi khó chiu, không còn trong tình trạng ô nhiễm hữu cơ, hạn chế tình trạng phú dưỡng và không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái trong hồ. Có thể nói, việc xử lý ô nhiễm nước tại 3 hồ thí điểm là thành công. Từ thành công đó, thành phố đã nhân rộng thử
nghiệm ở gần 80 hồ khu vực nội thành, việc thử nghiệm xử lý ô nhiễm mang lại kết quả khả quan. Các chỉ tiêu hóa học giảm mạnh và đạt tiêu chuẩn cho phép [3].