Lưu vực sông Cả-La

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 57)

II. THÔNG TIN CHUNG CỦA NHIỆM VỤ

3. Kinh phí thực hiện

1.3.3.6. Lưu vực sông Cả-La

Theo đánh giá năm 2017, hầu hết các khu vực trên LVS Cả - La có chất lượng nước ở mức trung bình, nước có thể sử dụng cho tưới tươi và các mục đích yêu cầu chất lượng tương đương.

Đã ghi nhận nước sông bị ô nhiễm do chất hữu cơ, các hợp chất Nito, Fe và TSS với tỷ lệ % giá trị các thoog số vượt QCVN 08 – MT:2015/BTNMT (A2) từ 14-60%. Còn lại giá trị các thông số khác đặc trưng cho môi trường nước trên LVS Cả - La vẫn đạt QCVN.

Hình 27: Diễn biến giá trị WQI trên LVS Cả - La năm 2017-2018 Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2018 1.3.3.7. Sông Hương

Chất lượng nước sông Hương rất tốt với hầu hết giá trị WQI nằm trong khoảng 76-100 nên có thể dùng để cấp nước sinh hoạt với một số điều kiện xử lý phù hợp.

Tuy nhiên, tại khu vực thượng nguồn (đoạn phía dưới hồ Tả Trạch đến điểm hợp lưu nhánh sông Tả Trạch và sông Hữu Trạch), vào mùa mưa lũ, nước sông có hàm lượng TSS tăng cao nên chất lượng nước có sự suy giảm (tháng 10 và tháng 11). Đoạn sông bắt đầu vào thành phố Huế cho đến khi đổ vào phá Tam Giang ở đập Thảo Long có chất lượng nước giảm đáng kể so với các vị trí đầu nguồn trong đó nhánh sông Đông Ba có chất lượng nước thấp nhất. Nguyên nhân là do đoạn đi qua thành phố Huế, nước sông Hương đã tiếp nhận các chất thải, nước thải từ sinh hoạt của dân cư ven bờ, của các cơ sở kinh doanh, sản xuất, thương mại…

Hình 28: Diễn biến giá trị WQI trên sông Hương năm 2017-2018

Nguồn: Sở TN&MT Thừa Thiên Huế, 2018 1.3.3.8. Lưu Vực sông Vu gia – Thu Bồn

Trong giai đoạn 2014-2018, chất lượng nước các sông thuộc LVS Vu Gia-Thu Bồn còn khá tốt tuy nhiên, chất lượng nước có xu hướng giảm theo thời gian. Trong năm 2016-2017, cục bộ tại một số điểm, chất lượng nước đã giảm xuống mức trung bình, nước chỉ sử dụng được cho mục đích tưới tiêu như khu vực qua Điện Thắng, cầu Vĩnh Điện, sông Thu Bồn đoạn qua cầu Hương An, Bình Sa và chợ bến cá Cầm Hòa (Quảng Nam).

Đã ghi nhận nước sông bị ô nhiễm do chất hữu cơ, chất dinh dưỡng với giá trị thông số BOD5 và thông số Amobi cao vượt QCVN 08 – MT:2015/BTNMT (A2), Đặc biệt là giá trị thông số TSS ở mức cao vượt QCVN tại hầu hết các điểm quan trắc trên sông. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc trưng tự nhiên của sông. Tuy nhiên, tại một số điểm do ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên sông đã làm gia tăng một lượng lớn TSS. Còn lại hầu hết các thông số khác đều có giá trị đạt QCVN.

Hình 29: Tỷ lệ số giá trị vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (A2) của một số thông số trên LVS Vu Gia – Thu Bồn giai đoạn 2014 - 2018

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2018 1.3.3.9. Lưu vực sông Trà Bồng, Trà Khúc

Chất lượng nước mặt tại LVS Trà Bồng và Trà Khúc được đánh giá còn khá tốt. Tuy nhiên, tại một số điểm đã ghi nhận nước bị ô nhiễm bởi thông số TSS và ô nhiễm chất dinh dưỡng với giá trị Amoni vượt QCVN 08- MT:2015/BTNMT (A2), tuy nhiên vẫn đạt mức B1. Mức độ ô nhiễm tại LVS này có xu hướng tăng dần theo thời gian.

Hình 30: Diễn biến giá trị thông số Amoni trên LVS Trà Bồng – Trà Khúc giai đoạn 2014 - 2018

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi, 2018 1.3.3.10.Lưu vực sông KONE và lưu vực sông Hà Thanh

Lưu vực sông Kone

Trong những năm qua, chất lượng nước LVS Kone Khá tốt. Trong giai đoạn trước đó, nhiều điểm trên LVS bị ô nhiễm chất hữu cơ, tuy nhiên, đến những năm gần đây, môi trường nước đã có sự cải thiện hơn với những năm trước, tại các điểm quan trắc trên LVS, hầu hết các thông số đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1 – nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi).

Hình 31: Giá trị thông số COD trên sông Kone giai đoạn 2015-2018 Nguồn: Sở TN&MT Bình Định, 2018 Lưu vực sông Hà Thanh

Môi trường nước trên LVS Hà Thanh đã có hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ trong những năm gần đây. Giá trị thông số COD, BOD5 tại hầu hết các điểm quan trắc đều đã vượt giới hạn cho phép của QCVN 08- MT:2015/BTNMT (cột A2 – nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt có công nghệ xử lý phù hợp), thậm chí, có những khu vực, giá trị thông số BOD5 đã vượt giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1) như khu vực Trạm bơm Phước An, Cầu Đôi.

Hình 32:Diễn biến giá trị COD trên sông Hà Thanh giai đoạn 2015 -2018 Nguồn: Sở TN&MT Bình Định, 2018 1.3.3.11.Lưu vực sông Đồng Nai

Chất lượng môi trường nước mặt LVSHTS Đồng Nai trong giai đoạn 2014-2018 có xu hướng diễn biến khá ổn định qua các năm. Nhiều khu vực bị ô nhiễm nặng trog thời gian trước đã được phục hồi, điển hình là nước sông Thị Vải. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm nước bị ô nhiễm nặng, chủ yếu là do ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng.

Hình 33: Giá trị WQI trên LVHTS Đồng Nai giai đoạn 2014-2018 Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2018

Nước sông Đồng Nai đoạn thượng nguồn có chất lượng còn tương đối tốt, nhiều nơi nước có thể sử dụng để cấp cho sinh hoạt như hồ Trị An. Vào các tháng mùa mưa, nước có hàm lượng TSS, độ đục cao do thượng nguồn sông Đồng Nai có lượng phù sa lớn và do xói mòn đất đá. Chất lượng nước sông Đồng Nai có xu hướng giảm khi chảy qua địa phận TP Hồ Chí Minh, nhiều khu vực chất lượng nước chỉ đạt mức trung bình, đã ghi nhận nước sông bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và chất dinh dưỡng do tiếp nhận nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp và hoạt động giao thông thủy.

Chất lượng nước ở đoạn thương lưu sông Sài Gòn còn khá tốt, tuy nhiên chất lượng nước giảm dần ở khu vực trung lưu và hạ lưu. Đoạn sông chảy qua tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh, chất lượng chỉ ở mức trung bình, nhiều khu vực còn xấp xỉ ngưỡng mức chất lượng kém.

Tại hầu hết các khu vực cửa sông trên LVHTS Đồng Nai, chất lượng nước ở mức khá tốt. Tuy nhiên tại vị trí sông Soài Rạp, hợp lưu suối Cả - sông Thị Vải và cảng Gò Dầu, tình trạng ô nhiễm bởi các chất hữu cơ vẫn diễn ra thường xuyên. Đáng chú ý nhất là điểm hợp lưu suối Cả - sông Thị Vải, chất lượng nước bị suy giảm mạnh do chịu tác động bởi nước thải từ các trại chăn nuôi heo ở huyện Cảm Mỹ - Đồng Nai.

Trên sông Vàm cỏ và các phụ lưu, hầu hết các khu vực chất lượng nước chỉ đạt mức trung bình, một số nơi như cầu Bình Điền gần vị Trí nhà máy phân bón Bình Điền (Long An), cảng Phú Định nơi tàu phà qua lại đông đúc và bến đò Tân Thanh chất lượng nước còn bị suy giảm ở mức kém, thậm chí là ô nhiễm nặng.

Trong giai đoạn 2013-2017, vấn đề ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng, dầu mỡ và vi sinh vẫn diễn ra khá phổ biến. tương tự như một số LVS khác. LVHTS Đồng Nai bị ảnh hưởng lớn bởi hàm lượng TSS trong nước.

Hình 34: Tỷ lệ số giá trị vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (A2) của một số thông số trên LVHTS Đồng Nai giai đoạn 2013-2017

1.3.3.12.Lưu vực sông Mê Công (Việt Nam)

Trong giai đoạn 2014-2018, chất lượng nước có xu hướng giảm trong các năm 2016-2017, đặc biệt là năm 2016, chất lượng có sự giảm sút đáng kể.

Hình 35: Giá trị WQI trên LVS Mê Công (VN) giai đoạn 2014-2018 Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2018

Giá trị của hầu hết các thông số trên các sông thuộc LVS Mê Công đều nhỏ hơn giới hạn QCVN08-MT:2015/BTNMT (A1). Tuy nhiên, cục bộ một số đoạn sông của sông Tiền, sông Hậu và một số nhánh sông đã ghi nhận hiện tượng ô nhiễm cục bộ chất hữu cơ với mức độ khác nhau do nước thải từ các KCN và hoạt động khai thác cát, nuôi trồng thủy sản không qua xử lý xả thẳng ra môi trường. Điển hình như đoạn sông Tiền qua khu vực cảng cá Mỹ Tho, KCN Mỹ Tho đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và vi sinh.

Việc giám sát chất lượng nước tại các điểm giáp ranh đã được thực hiện. Kết quả quan trắc tại trạm Long Bình (An Giang) nằm đầu nguồn sông Tiền. Đây là khu vực tiếp nhận nguồn nước sông từ Camphuchia, cho thấy sự thay đổi mức độ ô nhiễm hữu cơ rõ rệt giữa 2 mùa trong năm. Vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, giá trị DO đạt QCVN08-MT:2008 loại A1) nhưng vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, giá trị DO ở mức rất thấp và có nhiều biến động, có thời điểm không đạt QCVN08-MT:2008 loại B2.

Hình 36: Diễn biến hàm lượng DO tại trạm quan trắc tự động Long Bình tỉnh An Giang qua các tháng năm 2011-2015

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM, SUY THOÁI CẠN KIỆT

Hiện nay, ô nhiễm và suy thoái nguồn nước là một vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới. Mức độ ô nhiễm suy thoái nguồn nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm soát nguồn gây ô nhiễm hiệu quả và khai thác quá mức. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước cũng như đến sức khỏe của người, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống. Từ thực tế đó, nhiều biện pháp nhằm mục đích kiểm soát, giảm thiểu, xử lý nguồn nước bị ô nhiễm suy thoái đã được đưa ra và thực hiện. Dưới đây là các nghiên cứu. chương trình điểm hình trên thế giới.

Năm 2011, J.Wang và những người khác đã có nghiên cứu về kiểm soát và khắc phục ô nhiễm suy thoái nguồn nước sông khu vực đô thị. Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm suy thoái sông ở nước ngoài bắt đầu với Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu trong những năm 50 của thế kỷ 20. Khái niệm quản lý sông của họ là sự kiểm soát toàn diện từ bảo vệ sinh thái và quản trị môi trường, và kết hợp các biện pháp kỹ thuật với môi trường nước và môi trường xã hội. Việc tái sinh sông đã trở thành một điểm nóng quốc tế sau những năm 1980. Trung Quốc đã bước vào giai đoạn kiểm soát sông toàn diện và phục hồi sinh thái vào cuối những năm 1990, và đã tiến hành nhiều công tác khắc phục. Nhưng hầu hết vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.

J. Wang và những người khác đã đưa ra các biện pháp xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái với các biện pháp nên được ưu tiên áp dụng là phương pháp khắc phục sinh thái bằng biện pháp sinh học. Đi kèm theo đó là việc xử lý bằng các biện pháp hóa học để hỗ trợ. Các biện pháp nên được sử dụng là sục khí, dùng màng sinh học và chế phẩm vi sinh. Sử dụng các vi sinh vật thích hợp có khả năng thích nghi để xử lý các dạng ô nhiễm khác nhau.

2.1. Các công nghệ xử lý cải thiện các chỉ tiêu hóa lý và loại bỏ mùi của nguồn nước nguồn nước

2.1.1. Sục khí

Quá trình tự làm sạch, một trong những yếu tố quan trọng nhất hình thành chất lượng nước, được diễn ra hiệu quả khi có đầy đủ oxy. Mục đích của biện pháp làm thoáng nhân tạo cho sông hồ là tăng cường quá trình tự làm

sạch trong đó bằng cách cấp oxy cưỡng bức. Quá trình làm thoáng này sẽ cung cấp thêm oxy để vi khuẩn tiếp tục oxy hoá các chất hữu cơ theo nước thải xả vào nguồn nước. Cơ chế oxy hoá các chất trong nguồn nước giống như cơ chế tự oxy hoá, tuy nhiên nó còn kèm theo hàng loạt các phản ứng khác, hộ trợ cho quá trình phục hồi chất lượng nước sau khi tiếp nhận nước thải.

Hiện nay có nhiều biện pháp làm thoáng nhân tạo để cấp oxy cho nguồn nước. Đó là các biện pháp động học, cơ khí, thuỷ động lực học, khí nén hoặc biện pháp tổng hợp bao gồm các quá trình sục khí, khuấy trộn…

Các thiết bị động học như đập tràn, khung tràn, ứng dụng động năng của dòng chảy để làm hoà tan oxy vào nước. Do bề mặt tiếp xúc và vận tốc dòng chảy lớn, một lượng lớn oxy khí quyển được khuếch tán và hoà tan vào nước, các biện pháp này thường được sử dụng kết hợp với các đập và thác nước.

Các thiết bị cơ khí chủ yếu là các loại máy khuấy, bố trí trên mặt nước sông hồ. Quá trình khuấy trộn vừa tạo điều kiện khuếch tán oxy từ khí quyển vào nước cũng như luân chuyển các khối nước trong nguồn từ vùng này qua vùng khác. Các thiết bị cơ khí có hiệu quả làm thoáng cao tuy nhiên nó có nhược điểm như là cản trở giao thông, hạn chế bề mặt, ảnh hưởng đến cảnh quan thuỷ vực…

Các máy nén khí hoặc máy thổi khí cũng được ứng dụng để làm giàu oxy cho nguồn nước. Trường hợp làm thoáng theo nguyên tắc này sẽ có hiệu quả cao tuy nhiên điện năng tiêu thụ tương đối lớn. Hiệu quả làm thoáng bằng khí nén phụ thuộc vào nhiệt độ nước, độ thiếu hụt oxy trong sông hồ, độ phân tán bọt khí, áp lực khí nén, độ ngập của thiết bị phân phối khí…

Các thiết bị làm thoáng thuỷ động lực học là các loại ejecto hoạt động theo nguyên lý hút khí nhờ chênh lệch áp suất trong đường ống. Không khí được trộn đều với nước trong phần thu hẹp của đường ống (ejecto). Áp suất trong đường ống thường do bơm ly tàm tạo nên.

Để tăng hiệu quả làm thoáng, người ta còn có thể kết hợp các biện pháp cơ khí với khí nén, tạo oxy bằng phương pháp điện phân… Tuy nhiên mỗi phương pháp có một điều kiện áp dụng riêng vì vậy cần phải cân nhắc tính toán trong các trường hợp cụ thể.

Hình 37: Máy thổi khí

Việc sục khí có thể khôi phục và tăng cường sự phát triển và sức sống của vi sinh vật để cải thiện chất lượng nước. Công nghệ sục khí là một phương pháp đơn giản và hiệu quả trong giai đoạn đầu. Trong các ứng dụng thực tế, cần tính đến nhiều yếu tố, như điều kiện kênh nước, đặc điểm nguồn, yêu cầu cải thiện chất lượng nước, v.v. sục khí cố định, sục khí di động và sục khí được lựa chọn khi xảy ra sự cố ô nhiễm đột ngột. Từ những năm 1960, các thiết bị sục oxy di động cũng như trạm sục khí cố định đã được sử dụng trong công tác sục khí sông, đây là phương pháp phổ biến và được áp dụng ở nhiều quốc gia.

Hiện nay, công nghệ sục khí sông đã tương đối hoàn thiện ở nhiều nơi trên thế giới, các nghiên cứu và ứng dụng thực tế cho thấy sục khí nhân tạo có thể cải thiện chất lượng nước một cách hiệu quả. Công nghệ sục khí sông đã được sử dụng thành công trong việc xử lý sông Oeiras ở Bồ Đào Nha, sông Emsche ở Đức, sông Thames ở Anh và kênh Homewood ở Hoa Kỳ.

Thiết bị sục khí được sử dụng trong xử lý Kênh Homewood của Hoa Kỳ vào năm 1989 đã làm tăng oxy hòa tan trong nước dưới đáy và nhờ đó sinh khối của dòng sông trở nên phong phú. Máy sục khí sông được sử dụng để cải thiện chất lượng nước sông một cách hiệu quả ở Đức vào năm 1994. Công nghệ sục khí sông được sử dụng để loại bỏ hiện tượng mùi đen của nước triệt để ở Busan, Hàn Quốc.

Để cải thiện môi trường, tám thiết bị sục khí đã được đặt ở sông Qing với công suất 11.025 KW trong Thế vận hội châu Á vào đầu năm 1990, khiến

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket_NV2 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)