1.2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách sử dụng năng lƣợng
1.2.2. Chính sách sử dụng năng lượng và thực hiện chính sách sử dụng
năng lượng
1.2.2.1 Chính sách sử dụng năng lượng
Chính sách là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các tài liệu, các nghiên cứu cho thấy khái niệm chính sách đƣợc thể hiện khác nhau, ví dụ: "Chính sách là những sách lƣợc và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra" [33]; hoặc "Chính sách là các chủ trƣơng và các biện
pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội".[25] Có rất nhiều loại chính sách, trong đó có loại chính sách chung nhƣ:
- Chính sách đối ngoại của Nhà nƣớc: chủ trƣơng, chính sách mang tính đối ngoại của quốc gia;
- Chính sách kinh tế: chính sách của nhà nƣớc đối với phát triển các ngành kinh tế;
- Chính sách xã hội: chính sách ƣu đãi trợ giúp cho một số tầng lớp xã hội nhất định nhƣ chính sách xã hội đối với công tác giáo dục ở vùng cao, vùng sâu, chính sách xã hội đối với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ. - Chính sách tiền tệ: chính sách của Nhà nƣớc nhằm điều tiết (tăng hoặc giảm) lƣợng tiền tệ trong lƣu thông để đạt đƣợc những mục tiêu nhất định nhƣ chống lạm phát, kích thích sản xuất, giảm thất nghiệp, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Trong các loại chính sách chung lại có các chính sách đối với từng lĩnh vực, ví dụ: Trong chính sách kinh tế có các chính sách thƣơng mại, chính sách tài chính... Trong chính sách tiền tệ có chính sách thị trƣờng tự do, trong chính sách xã hội có chính sách dân tộc... Tóm lại, có nhiều loại chính sách khác nhau, có chính sách chung, chính sách cụ thể tuỳ thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chính sách đƣợc thực thi khi đƣợc thể chế hoá bằng pháp luật. Nói một cách khác, pháp luật là kết quả thể chế hoá đƣờng lối, chính sách, là công cụ để thực thi chính sách.
Mỗi chính sách đƣợc triển khai trên thực tế phải trải qua một chu trình với nhiều công đoạn khác nhau. Chu trình chính sách là tất cả các công việc từ đầu đến cuối của một chính sách, kể từ khi nảy ra ý tƣởng tới việc định hình, kiểm nghiệm, sửa đổi hoặc huỷ bỏ nó. Việc thực hiện chính sách công diễn ra theo một logic, trật tự và đặc biệt có tính kế thừa rất cao.
Quá trình thực hiện chính sách chính là việc lần lƣợt thực hiện các bƣớc sau: (1) Xác lập nghị trình hành động; (2) Xây dựng chính sách hay ra quyết định chính sách; (3) Triển khai thực hiện chính sách (4) Tổng kết, đánh
giá chính sách hay phân tích tác động của chính sách và cuối cùng là những phản hồi đối với các chính sách đang đƣợc áp dụng, từ đó có thể dẫn tới việc xem xét lại hay chấm dứt chính sách công đó.
Nhƣ vậy, chính sách là một chu trình khép kín. Quá trình hình thành chính sách công trên thực tế là quá trình các chủ thể lợi ích đƣa ra yêu cầu của mình và các chủ thể chính sách căn cứ vào yêu cầu lợi ích của xã hội để điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích phức tạp ấy.
Trong phạm vi đề tài này, ta xem xét chính sách theo góc độ là một công cụ hỗ trợ cho các cơ sở sử dụng năng lƣợng nhằm mục tiêu đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các nguồn năng lƣợng ngày càng khan hiếm đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc nhằm gia ổn định phát triển kinh tế hay là một công cụ quản lý kinh tế xã hội của Nhà nƣớc. Vậy, chính sách sử dụng năng lƣợng là một trong những chính sách kinh tế - xã hội (chính sách công).
Liên quan đến lĩnh vực năng lƣợng của mỗi quốc gia có thể phân định rõ hai nội dung cơ bản là khâu sản xuất và khâu sử dụng năng lƣợng. Các hoạt động sản xuất năng lƣợng đã đƣợc điều chỉnh bởi các luật nhƣ Luật Khoáng sản, Luật Điện lực, Luật Dầu khí và Luật Năng lƣợng nguyên tử, do đó chính sách của nhà nƣớc trong sử dụng năng lƣợng chỉ tập trung quy định về trách nhiệm sử dụng năng lƣợng hƣớng tới mục tiêu tiết kiệm và hiệu quả đối với tổ chức, cá nhân sử dụng năng lƣợng và đƣợc điều chỉnh bởi Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả thuộc 5 lĩnh vực chính của nền kinh tế: Sản xuất công nghiệp; Xây dựng, chiếu sáng công cộng; Giao thông vận tải; Sản xuất nông nghiệp và Trong hộ gia đình, Cụ thể:
* Quy định trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sản xuất công nghiệp (gồm cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hoá; cơ sở chế tạo, sửa chữa phương tiện, thiết bị; cơ sở khai thác mỏ; cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng) phải:
+ Xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm; lồng ghép chƣơng trình quản lý năng lƣợng với các chƣơng trình quản lý chất lƣợng, chƣơng trình sản xuất sạch hơn, chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng của cơ sở;
+ Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lƣợng đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định; lựa chọn áp dụng quy trình và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến, biện pháp công nghệ phù hợp và thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lƣợng cao; sử dụng các dạng năng lƣợng thay thế có hiệu quả cao hơn trong dây chuyền sản xuất;
+ Áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiến trúc nhà xƣởng nhằm sử dụng tối đa hiệu quả hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát; sử dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên;
+ Thực hiện quy trình vận hành, chế độ duy tu, bảo dƣỡng phƣơng tiện, thiết bị trong dây chuyền sản xuất để chống tổn thất năng lƣợng;
+ Loại bỏ dần phƣơng tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lƣợng theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ.
+ Không xây dựng mới tổ máy phát điện bằng than, dầu, khí có công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ.
* Quy định trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng, chiếu sáng công cộng:
+ Bảo đảm hệ thống chiếu sáng công cộng đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với từng công trình và khu vực chiếu sáng; ƣu tiên sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, thiết bị chiếu sáng sử dụng nguồn năng lƣợng tái tạo, tận dụng nguồn chiếu sáng tự nhiên;
+ Khi sửa chữa, thay thế, lắp đặt mới thiết bị chiếu sáng công cộng phải sử dụng thiết bị chiếu sáng đƣợc xác định là sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng;
+ Vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng phù hợp theo thời gian trong ngày, theo mùa, vùng, miền.
* Quy định trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giao thông vận tải:
+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tƣ vấn, thiết kế, đầu tƣ phát triển giao thông vận tải công cộng; sản xuất, sử dụng phƣơng tiện giao thông tiết kiệm năng lƣợng; khai thác và mở rộng ứng dụng khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, nhiên liệu sinh học thay thế xăng, dầu.
+ Tối ƣu hóa tuyến vận tải, phƣơng tiện vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng; Xây dựng và áp dụng quy định về bảo dƣỡng, sửa chữa phƣơng tiện giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý để giảm tiêu thụ nhiên liệu;Ứng dụng các giải pháp công nghệ, quản lý, tổ chức vận tải nhằm sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Thực hiện các giải pháp về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả của dự án đã đƣợc phê duyệt;Áp dụng các biện pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong thi công công trình.
+ Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lƣợng do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành trong sản xuất thiết bị, phƣơng tiện vận tải;Áp dụng công nghệ tiên tiến; tăng cƣờng nghiên cứu, chế tạo thiết bị, phƣơng tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sạch, năng lƣợng tái tạo và các dạng nhiên liệu thay thế khác.
* Quy định trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp:
+ Quy hoạch, tổ chức sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm yêu cầu sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ nhằm đạt hiệu suất năng lƣợng cao đối với thiết bị sản xuất, gia công, chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp;
+ Sử dụng thiết bị, công nghệ năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo trong sản xuất, gia công, chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp và phát triển ngành nghề;
+ Loại bỏ theo lộ trình phƣơng tiện, thiết bị, máy móc nông nghiệp, đánh bắt thủy sản có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lƣợng thấp theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền;
+ Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tƣ vấn sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Biện pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong thủy lợi: Tổ chức quy hoạch hệ thống thủy lợi hợp lý, tối ƣu hoá hệ thống hồ chứa, kênh mƣơng, tận dụng dòng chảy tự nhiên; Vận hành, khai thác hợp lý công suất tổ máy bơm trong các trạm bơm cấp, thoát nƣớc của hệ thống thủy lợi.
+ Giảm tổn thất điện năng và sử dụng năng lƣợng tái tạo trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn: Đầu tƣ, cải tạo lƣới điện nông thôn phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn điện, giảm tổn thất điện năng; Khuyến khích sản xuất, sử dụng nguồn năng lƣợng tại chỗ bằng sức nƣớc, sức gió, ánh sáng mặt trời, khí sinh học, phụ phẩm nông nghiệp và các nguồn năng lƣợng tái tạo khác; Phát triển hợp lý theo quy hoạch vùng cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
* Quy định trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ và hộ gia đình:
+ Trách nhiệm sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ: Thực hiện sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng, chiếu sáng, quản lý phƣơng tiện, thiết bị;Hạn chế sử dụng
thiết bị công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng vào giờ cao điểm trong chiếu sáng, trang trí, quảng cáo;Kiểm soát, duy tu, bảo dƣỡng phƣơng tiện, thiết bị sử dụng năng lƣợng để giảm tổn thất năng lƣợng trong hoạt động dịch vụ.
+ Biện pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình (Nhà nƣớc khuyến khích hộ gia đình thực hiện các biện pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả sau đây): Thiết kế, xây dựng nhà ở có khả năng tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên;Sử dụng vật liệu cách nhiệt, thiết bị gia dụng là sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng; tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện, thiết bị sử dụng năng lƣợng tái tạo;Hạn chế sử dụng thiết bị điện công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng vào giờ cao điểm; Xây dựng nếp sống, thói quen tiết kiệm năng lƣợng trong sử dụng thiết bị chiếu sáng và gia dụng.
Như vậy: Chính sách sử dụng năng lượng là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc, mục tiêu và giải pháp mà các quốc gia sử dụng nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo an ninh năng lượng đảm bảo sự phát triển bền vững về phát triển kinh tế của quốc gia đó.
* Hoạch định chính sách sử dụng năng lượng
Mục tiêu của chính sách sử dụng năng lƣợng là đảm bảo khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lƣợng trong nƣớc, cung cấp năng lƣợng đầy đủ với chất lƣợng cao và giá cả hợp lý cho sự phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh năng lƣợng quốc gia, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh và đầu tƣ trong lĩnh vực năng lƣợng, từng buớc thiết lập thị trƣờng năng lƣợng cạnh tranh, khuyến khích phát triển năng lƣợng tái tạo và để thoả mãn nhu cầu năng lƣợng, Khuyến khích sử dụng phƣơng tiện thiết bị tiết kiệm năng lƣợng, thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lƣợng, từng bƣớc loại bỏ phƣơng tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lƣợng thấp, phát triển lĩnh vực năng lƣợng một cách hiệu quả, bền vững kết hợp với bảo vệ môi trƣờng.
Chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình sử dụng năng lƣợng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Cung cấp năng lƣợng ổn đinh, an toàn; sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lƣợng;
+ Dự báo cung, cầu năng lƣợng phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; kết hợp hài hòa, cân đối giữa các quy hoạch ngành than, dầu khí điện lực và các quy hoạch năng lƣợng khác;
+ Thúc đẩy sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, ƣu tiên phát triển hợp lý công nghệ năng lƣợng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lƣợng tái tạo;
+ Xây dựng và thực hiện lộ trình chế tạo phƣơng tiện, thiết bị, vật liệu tiến kiệm năng lƣợng.
Khu vực sử dụng nhiều năng lượng sơ cấp nhất là khu vực sản xuất năng lượng và đặc biệt là hoạt động phân phối điện. Trong khu vực này, các biện pháp sẽ là sử dụng năng lượng tái tạo, đồng phát nhiệt điện, điện sinh học hoặc thực hiện các giải pháp quản lý cầ̀u điện.
Tiếp sau đó là ba khu vực ứng dụng: đó là giao thông, các tòa nhà và công nghiệp. Về̀ giao thông, để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cần xây dựng một chính sách phát triển thành phố, phát triển các phương tiện giao thông công cộng và các loại hình giao thông tiết kiệm năng lượng, cũng như
sử dụng hợp lý nhiên liệu sinh họ ̣c . Trong khu vực các tòa nhà , cầ̀n tăng cường quy chuẩn về nhà ở có hiệu năng nhiệt cao đồng thời khuyến khích cải tạo nâng cấp nhiệt và sử dụng đồ gia dụng hiệu quả. Trong công nghiệp, thỏa thuận liên ngành cũng như việc hình thành các ha ̣̣̣n mức tín dụng riêng sẽ cho phép triển khai các giải pháp về hiệu quả năng lượng.
1.2.2.2.Thực hiện chính sách sử dụng năng lượng
trong chu trình chính sách. Trong thực tiễn có nhiều loại chính sách khác nhau, xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề sử dụng năng lƣợng, chính sách Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những chính sách quan trọng, là động lực đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội đƣợc bền vững và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
Từ quan niệm về chính sách sử dụng năng lượng như trên, theo tác giả, thực hiện chính sách sử dụng năng lượng là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước nhằm hiện thực hoá các chính sách sử dụng năng lượng đã đề ra.
* Ở cấp Trung ương
Theo quy định pháp luật thì Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ Công thƣơng chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nƣớc về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả theo sự phân công của Chính phủ.Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể, trong việc thực hiện chính sách sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Công thƣơng có trách nhiệm:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm