Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sử dụng năng lượng ở các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại hà nội (Trang 101 - 102)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tiến trình thực hiện chính sách sử dụng

4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách

Hoàn thiện các cơ chế chính sách của nhà nƣớc về sử dụng năng lƣợng Hình thành những cơ chế chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, cải tạo trang thiết bị, nhằm giảm tiêu hao năng lƣợng; miễn giảm thuế nhập khẩu cho các dây chuyền công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lƣợng. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân cho những cơ sở sản xuất thực hiện tốt Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.

Tiết kiệm năng lƣợng ở đây đƣợc hiểu là tiết kiệm từ công tác lập hồ sơ, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, tổng dự toán đấu thầu, quản lý dự án, khai thác, sản xuất, chế biến, vận hành, vận chuyển, truyền tải đến tiêu thụ các sản phẩm năng lƣợng… Đề nghị Nhà nƣớc bổ sung thêm nội dung này vào trong Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm hiệu quả và chƣơng trình MTQG về SDNLTK&HQ.

Xây dựng chính sách giá năng lƣợng đảm bảo hợp lý, hài hòa, minh bạch về giá năng lƣợng trên nguyên tắc bình đẳng giữa ngƣời bán, ngƣời mua về giá trị sản phẩm, để giá năng lƣợng thực sự là đòn bẩy của hoạt động sản xuất và tiết kiệm năng lƣợng, góp phần đắc lực phát triển thị trƣờng năng lƣợng lành mạnh. Đảm bảo mục tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2015 tiết kiệm 5-8%, đến năm 2020 đạt 8-10%.

Cần xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đƣợc vay vốn ƣu đãi (không phải quy định 5 tỷ cho một doanh nghiệp nhƣ trƣớc đây) mà tùy theo số vốn doanh nghiệp yêu cầu để đầu tƣ vào việc đổi mới công nghệ và thiết bị, nâng cao hiệu quả trong công tác tiết kiệm năng lƣợng, khắc phục đƣợc tình trạng yếu kém nhƣ hiện nay. Hàng năm tổ chức kiểm toán về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm hiệu quả đặc biệt đối với các doanh nghiệp sử dụng năng lƣợng trọng điểm.

Bộ Công Thƣơng cần phải có một cơ quan tổ chức xây dựng định mức sử dụng năng lƣợng cho các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, công sở và các hộ tiêu dùng. Trên cơ sở định mức đó để đánh giá đƣợc việc tiết kiệm năng lƣợng của từng tháng, quý, năm và kèm theo chế tài thƣởng phạt.

Về phía thành phố Hà Nội, Hiện những cơ chế chính sách hỗ trợ của thành phố cho các doanh nghiệp có nhiều nội dung chồng tréo, thiếu đồng bộ nên, để tìm đƣợc một chính sách hữu hiệu cho các doanh nghiệp cụ thể là doanh nghiệp trọng điểm là khó khả thi, vì vậy, trên cơ sở những chính sách pháp luật hiện hành cần giao cho sở tƣ pháp, phối hợp với sở Công thƣơng, Sở Tài chính, Sở kế hoạch và đầu tƣ và một số sở ngành liên quan, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về các cơ chế chính sách hỗ trợ có liên quan của thành phố cho các doanh nghiệp sử dụng năng lƣợng. Trên cơ sở đó mới có thể đồng bộ và chọn lọc đƣợc cơ chế phù hợp cho các cơ sở sử dụng năng lƣợng.

Xây dựng đề án nghiên cứu xác định cơ cấu hợp lý các ngành kinh tế trọng tâm của thành phố, đảm bảo kinh tế Thủ đô phát triển bền vững có giá trị gia tăng cao mà giảm đƣợc cƣờng độ năng lƣợng, đây là bài toán cân đối tối ƣu liên ngành, mang tính vĩ mô, phát huy hàm lƣợng khoa học, thực hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc về tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trƣởng, tạo cơ sở cho phát triển bền vững.

Trên cơ sở các nhiệm vụ đề án liên quan đến việc sử dụng hiệu quả cho các Doanh nghiệp trọng điểm, cần phối hợp với Tổng cục năng lƣợng là cơ quan chuyên môn của Bộ Công thƣơng rà soát đánh giá và đƣa vào triển khai thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sử dụng năng lượng ở các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại hà nội (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)