Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sử dụng năng lượng ở các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại hà nội (Trang 94 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách sử dụng

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế:

Một là, khung pháp lý, thể chế, cơ chế chính sách về tài chính chƣa hoàn thiện, còn thiếu những kinh nghiệm xây dựng các mô hình TKNL trong ngành công nghiệp tiêu thụ năng lƣợng trọng điểm đang là một trong những trở ngại rất lớn thực thi chƣơng trình sử dụng năng lƣợng cho các doanh nghiệp sử dụng năng lƣợng trọng điểm.

Hai là, việc quản lý các doanh nghiệp trọng điểm tại Hà Nội, thiếu sự kết hợp giữa các Sở, ban, ngành có liên quan, còn lúng túng trong việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện các quy định của Luật cũng là những khó khăn trong việc thực thi Luật.

Ba là, Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tƣ thay thế dây truyền công nghệ lạc hậu bằng dây truyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lƣợng còn gặp nhiều hạn chế. Hiện nay, nguồn kinh phí từ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả của Bộ Công thƣơng hỗ trợ 30% tổng số vốn đầu tƣ về dây truyền công nghệ, thiết bị hiệu suất cao cho các doanh nghiệp và không quá 5 tỷ đồng cho một doanh nghiệp không còn thu hút đƣợc các doanh nghiệp lớn đầu tƣ thay đổi dây truyền công nghệ vì mức hỗ trợ quá thấp so với tổng mức đầu tƣ của doanh nghiệp.

Bốn là, do tiềm lực về công nghệ và phƣơng pháp quản lý còn nhiều bất cậpt dẫn đến sử dụng năng lƣợng còn hết sức lãng phí, nếu so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới thì hiệu suất sử dụng năng lƣợng của ta rất thấp, cƣờng độ tiêu thụ năng lƣợng trên 1 đơn vị sản phẩm còn rất cao, gấp 5-7 lần so với các nƣớc trên thế giới, 2-3 lần các nƣớc trong khu vực làm cho cƣờng độ năng lƣợng (CĐNL- kgOE/USD) và hệ số đàn hồi của ta rất cao.

Năm là, việc cải tạo, nâng cấp và đổi mới công nghệ, thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lƣợng tại nhiều DN và cơ sở sản xuất kinh doanh đã không đƣợc quan tâm đúng mức, thực hiện triệt để. Ngoài ra, đối với các dự án đầu tƣ mới quá trình xem xét thẩm định và cấp phép, các tính năng kỹ thuật, công nghệ và hiệu suất năng lƣợng chƣa đƣợc đánh giá đúng mức, dẫn đến nhiều dự án tiêu thụ nhiều năng lƣợng nhƣ: luyện kim, xi măng, hóa chất… với công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lƣợng thấp, nhƣng vẫn đƣợc đầu tƣ xây dựng.

*Nguyên nhân của những hạn chế:

Thứ nhất, Chính sách hỗ trợ các cơ sở sử dụng năng lƣợng trọng điểm thực hiện sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả còn chung chung, thiết tính cụ thể, mục tiêu và chỉ tiêu chƣa rõ ràng. Việc triển khai chính sách cho đối tƣợng này vì thế cùng lúng túng. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý, sự đồng tâm hiệp lực của các tổ chức có chức năng, các đoàn thể chính trị - xã hội và sự tuyên truyền của các cơ quan truyền thông phải coi sử dụng năng lƣợng tiết kiệm hiệu quả là quốc sách chƣa đƣợc mạnh mẽ và đồng bộ.

Thứ hai, Chính sách giá năng lƣợng đặc biệt là giá điện đã tăng hơn 10% so với trƣớc đây, tuy nhiên so với khu vực giá năng lƣợng trong nƣớc còn rất thấp do vậy ảnh hƣớng đến việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lƣợng.

Thứ ba, nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện Chƣơng trình chƣa thật sự chủ động, tích cực triển khai các nội dung, nhiệm vụ đƣợc giao; Nguồn lực tài chính, lực lƣợng các chuyên gia kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng, Giao thông vận tải và còn hạn chế, do vậy việc thực hiện kiểm toán năng lƣợng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này để xác định các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng, tƣ vấn xây dựng dự án, tìm nguồn tài chính cho các dự án tiết kiệm năng lƣợng còn yếu và thiếu. Nguồn lực triển khai và giám sát thực hiện Luật sử dụng năng lƣợng và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định liên quan còn nhiều hạn chế cần phải đƣợc bổ sung và đào tạo thêm.

Thứ tƣ, nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc hàng năm dành cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp trọng điểm còn ít (bị ảnh hƣởng do tình hình kinh tế khó khăn hiện nay của cả nƣớc).

Thứ năm, nhận thức về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp còn hạn chế, chƣa sẵn sàng tiếp cận với thông tin về công

nghệ và các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng. Nhiều doanh nghiệp còn chƣa thực sự thực hiện các yêu cầu của Luật, chƣa xây dựng mô hình quản lý năng lƣợng cũng nhƣ xây dựng kế hoạch hàng năm và năm năm về tiêu thụ năng lƣợng tại doanh nghiệp, chƣa báo cáo với cơ quan chức năng tại địa phƣơng (Sở Công Thƣơng) đầy đủ tình hình tiêu thụ năng lƣợng tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có vốn hoặc không tiếp cận đƣợc những khoản vay tín dụng ƣu đãi cho các dự án tiết kiệm năng lƣợng. Mặt khác do các khó khăn về tài chính nên các doanh nghiệp dừng triển khai các dự án tiết kiệm năng lƣợng.

3.3.3. Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách sử dụng năng lượng

Trong những năm gần đây các doanh nghiệp nói chung và cơ sở sử dụng năng lƣợng trọng điểm nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất đình trệ kéo dài. Giá nhiên liệu, nguyên liệu biến động liên tục ảnh hƣởng không nhỏ đến cơ cấu giá thành sản phẩm.

Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nƣớc, đã và đang có phát huy vai trò tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong những năm gần đây, kinh tế nói chung của Hà Nội đã có những bƣớc phát triển nhất định. Số lƣợng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng và ở hầu hết các thành phần, các ngành sản xuất, với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và quy mô lớn.

Những ngành dịch vụ và sản phẩm công nghiệp của Hà Nội có thể coi là thế mạnh với sự tập trung đông đảo các doanh nghiệp, có đủ sức cạnh tranh và có kim ngạch xuất khẩu, đó là: chế biến thực phẩm, dệt may, giày dép, sản xuất tivi, radio, thiết bị thông tin, sản phẩm chế tạo từ kim loại, sản phẩm từ cao su và plastic, chế tạo máy móc thiết bị.

Doanh nghiệp trọng điểm có vai trò quyết định đến sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá và là một khu vực quan trọng trong việc thu hút, sử dụng các nguồn lực đầu tƣ cũng nhƣ công nghệ, chất xám phục vụ cho

phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1/5 số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, song các doanh nghiệp dịch vụ và sản xuất công nghiệp đã đóng góp khoảng 30% vào GDP Thành phố và chiếm tỷ trọng 10,5% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc.

Qua 4 năm gần đây, số lƣợng, quy mô doanh nghiệp dịch vụ và công nghiệp trên địa bàn đã có sự gia tăng đáng kể, theo quy mô và cơ cấu ngành nghề, theo từng khu vực kinh tế. Điều này đã dẫn đến có sự thay đổi đáng kể về số lƣợng các doanh nghiệp sử dụng năng lƣợng trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là những doanh nghiệp mà năng lƣợng đƣợc tiêu thụ với số lƣợng lớn. Trong khi giá năng lƣợng tăng cao và không ổn định đã và đang là các vấn đề kìm hãm sự cạnh tranh, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp. Sản xuất nhƣ thế nào để có năng suất cao , chi phí năng lƣợng , nhiên liệu, nhân công, nguyên vật liệu là nhỏ nhất đang là vấn đề đƣợc nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp quan tâm.

UBND Thành phố Hà Nội nói riêng đã rất tích cực chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan đẩy mạnh việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất ở các doanh nghiệp, nhƣ chỉ đạo các sở ban ngành liên quan xây dựng các đề án/dự án/nhiệm vụ hỗ trợ: xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả ở các doanh nghiệp; xây dựng và từng bƣớc giới thiệu tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năng lƣợng trong doanh nghiệp (ISO 50001), hỗ trợ các doanh nghiệp tòa nhà, sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… thực hiện nâng cấp, cải tiến, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ nhằm sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả...

Tuy nhiên, tình hình sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt các doanh nghiệp thuộc đối tƣợng là cơ sở sử dụng năng lƣợng trên địa bàn Thành phố chƣa đƣợc thực hiện tích cực, toàn diện, việc sử dụng năng lƣợng lãng phí, kém hiệu quả còn phổ biến, ý

thức thực hiện các quy định của Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Trong khâu tiêu thụ năng lƣợng, tình hình sử dụng năng lƣợng kém hiệu quả càng trầm trọng. Trong sản xuất công nghiệp (hộ tiêu thụ lớn nhất, chiếm hơn 50% số năng lƣợng phát ra), tỷ suất năng lƣợng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều không chỉ so với các nƣớc tiên tiến, mà so cả với những nƣớc trong khu vực.

Thực trạng nói trên xuất phát từ một số nguyên nhân, nhƣ: Khó khăn lớn nhất nhằm đạt đƣợc mục tiêu tiết kiệm năng lƣợng xuất phát từ cơ sở vật chất hạ tầng và nhận thức của cộng đồng còn hạn chế. Các nhà máy, xí nghiệp vẫn sử dụng các trang thiết bị đã lỗi thời và các công nghệ lạc hậu dẫn đến hiệu quả sử dụng năng lƣợng thấp, tổn thất lớn đặc biệt trong các khâu khai thác và chế biến. Hầu nhƣ tất cả các nhà máy, xí nghiệp tại Hà Nội đều không có mô hình quản lý năng lƣợng hiệu quả, thiếu cán bộ chuyên trách quản lý năng lƣợng công việc này vẫn mang tính chất kiêm nhiệm, không đƣợc chú trọng và thiếu chuyên sâu…

Nhiều chƣơng trình cụ thể về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp sử dụng năng lƣợng trọng điểm tuy đã đƣợc tiến hành, nhƣng, các chƣơng trình này vẫn chƣa đƣợc phổ biến rộng, chƣa có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để tự tiến hành theo phƣơng pháp và cách thức đảm bảo tính chuẩn tắc để thực hiện kiểm toán năng lƣợng; các biện pháp áp dụng tiết kiệm năng lƣợng chƣa đƣợc đề xuất một cách có hệ thống, toàn diện cũng nhƣ chƣa đánh giá đƣợc tính khả thi của các biện pháp đó.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG Ở CÁC CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG TRỌNG ĐIỂM TẠI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sử dụng năng lượng ở các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại hà nội (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)