Phƣơng pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sử dụng năng lượng ở các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại hà nội (Trang 54 - 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

+ Lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu: Xuất phát từ đối tƣợng nghiên cứu, thực về tình hình sử dụng năng lƣợng của thành phố Hà Nội với điều kiện thời gian và các vấn đề liên quan khác tôi chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu đối tƣợng là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các công trình xây dựng là các cơ sở sử dụng năng lƣợng lớn.

+ Phương pháp thu thập số liệu:

Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp:

Các dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu đƣợc thu thập từ các nguồn thích hợp: Bộ Công thƣơng, Tổng cục Năng lƣợng, Sở Công thƣơng Hà Nội, Trung tâm Tiết kiệm năng lƣợng Hà Nội, Niên giám thống kê của Cục thống kê Thành phố Hà Nội, báo cáo kinh tế xã hội thành phố Hà Nội thời kỳ 2008 đến

2013, báo cáo kết quả thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố. . . Trong luận văn tại Chƣơng 3: thực trạng thực hiện chính sách sử dụng năng lƣợng tại các cơ sở sử dụng năng lƣợng có sử dụng các số liệu đƣợc lấy từ Niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố hàng năm; báo cáo kết quả thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, số lƣợng đối tƣợng đƣợc hỗ trợ. . .

Ngoài ra còn sử dụng các thông tin, tài liệu thông qua sách, báo, tạp chí, trang web có liên quan đến đề tài.

+ Phương pháp xử lý số liệu:

Từ những số liệu đã đƣợc thu thập, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp biện chứng duy vật và các quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử để phân tích các số liệu để loại bỏ số liệu trùng, không chính xác, sử dụng các phƣơng pháp tính toán để tính ra đƣợc tỷ lệ phần trăm các dạng năng lƣợng khác nhau của đối tƣợng. Sử dụng các công cụ của phần mềm Excel để vẽ các biểu đồ, hình vẽ ...

2.2.2. Phương pháp thống kê – so sánh

Phƣơng pháp này dùng để thống kê thực trạng các hoạt động sử dụng năng lƣợng, các nguồn lực cho hoạt động thực hiện chính sách tại Chƣơng 3, từ các số liệu thu thập đƣợc, tiến hành thống kê, mô tả, tổng hợp lại các số liệu, xây dựng hệ thống biểu bảng để phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động sử dụng năng lƣợng và tình hình thực thi chính sách sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả của các cơ sở sử dụng năng lƣợng trọng điểm của thành phố Hà Nội qua các năm.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đƣợc tính toán cho từng nhóm đối tƣợng, các hệ thống bảng biểu đã đƣợc tổng hợp, luận văn sử dụng phƣơng pháp này để

so sánh các chỉ tiêu tƣơng ứng giữa các cơ sở sử dụng năng lƣợng, các loại hoạt động hỗ trợ, và so sánh các đối tƣợng, các loại hoạt động hỗ trợ qua các năm, từ đó thấy đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của từng loại hoạt động cũng nhƣ tình hình tăng, giảm của các đối tƣợng làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện.

2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân chia đối tƣợng nghiên cứu thành từng bộ phận, lĩnh vực để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn về thực trạng thực hiện chính sách sử dụng năng lƣợng từ đó khái quát, tổng hợp những mặt đƣợc, chƣa đƣợc của việc thực thi chính sách sử dụng năng lƣợng của cơ sở sử dụng năng lƣợng trong điểm.

Bằng phƣơng pháp này, luận văn đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn tại chƣơng 1, nghiên cứu đánh giá tình hình hoạt động của chính sách sử dụng năng lƣợng tại chƣơng 3 từ đó đƣa ra các quan điểm, giải pháp tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng, thích hợp với tình hình kinh tế xã hội của cả nƣớc nói chung và cụ thể của tỉnh để từ đó nâng cao hiệu quả thực thi chính sách sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả của thành phố Hà Nội.

2.2.4. Phương pháp lôgic - lịch sử

Phƣơng pháp này xem xét, trình bày quá trình phát triển của hoạt động thực thi chính sách sử dụng năng lƣợng cụ thể là chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội theo một cách trình tự liên tục từ năm 2008 đến 2014 và xu hƣớng vận động của hoạt động sử dụng năng lƣợng thƣờng xuyên đến năm 2020. Nghiên cứu các đối sử dụng năng lƣợng, nghiên cứu các chính sách, hoạt động sử dụng năng lƣợng thƣờng xuyên trong tổng thể chính sách năng lƣợng cũng nhƣ chính sách phát triển kinh tế xã hội của thành phố và cả nƣớc liên tục

trong 7 năm nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hƣớng vận động có tính quy luật. Từ đó đƣa ra các giải pháp tại Chƣơng 4 để nâng cao hiệu thực thi chính sách sử dụng năng lƣợng hiệu quả.

CHƢƠNG 3

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNGỞ CÁC CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG

TRỌNG ĐIỂM TẠI HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sử dụng năng lượng ở các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại hà nội (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)