1.2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách sử dụng năng lƣợng
1.2.3. Vai trò của chính sách sử dụng năng lượng
Việt Nam là một nƣớc đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, gần nhƣ hội đủ các nguồn tài nguyên năng lƣợng, nhƣng khả năng khai thác, chế biến và sử dụng còn nhiều hạn chế. Do những giới hạn về công nghệ, tiềm lực tài chính, điều kiện kinh tế - xã hội, việc nƣớc ta phát triển các nguồn năng lƣợng thay thế cho các nguồn truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế khả năng đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lƣợng. Dự báo với tốc độ gia tăng mức khai thác năng lƣợng nhƣ hiện nay, các nguồn năng lƣợng sơ cấp của Việt Nam sẽ trở thành khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt trong vòng vài chục năm tới, các nguồn thủy năng lớn đã đƣa vào sử dụng hoặc đang xây dựng.
Trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thông vận tải của nƣớc ta hiện nay, tình trạng lãng phí năng lƣợng rất lớn. Hiệu suất sử dụng nguồn năng lƣợng trong các nhà máy điện đốt than, dầu của nƣớc ta chỉ đạt đƣợc từ 28% đến 32%, thấp hơn so với các nƣớc phát triển khoảng 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%, nếu so với các nƣớc phát triển thì còn thấp hơn nữa. Năng lƣợng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của nƣớc ta cao hơn nhiều so với các nƣớc phát triển. Ví dụ, để sản xuất 1 tấn thép từ nguyên liệu quặng, các nhà máy thép của ta cần 11,32 đến 13,02 triệu Kcal, trong khi mức tiên tiến của thế giới chỉ cần 4 triệu Kcal; luyện thép từ thép phế liệu ta cần 2,82 triệu Kcal, thế giới cần 2 triệu Kcal ...
Trong bối cảnh trên, các nghiên cứu, tính toán cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lƣợng trong công nghiệp sản xuất xi măng, thép, sành sứ, đông lạnh, hàng tiêu dùng ... của nƣớc ta có thể đạt trên 20%; lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể tới trên 30%; khu vực sinh hoạt và hoạt động dịch vụ tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ, trong khi để thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng thì cũng chƣa cần yêu cầu đầu tƣ lớn. Bên
cạnh đó việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả đã đƣợc chứng minh là biện pháp đầu tƣ hiệu quả, chi phí bỏ ra để tiết kiệm đƣợc 1 kWh điện năng ít hơn nhiều so với chi phí đầu tƣ để sản xuất ra 1 kWh trong các nhà máy điện.
Với việc sử dụng chƣa có hiệu quả các nguồn năng lƣợng, bên cạnh đó, việc gia tăng mức độ sử dụng năng lƣợng luôn kèm theo nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng tại khu vực hoạt động năng lƣợng và làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng. Hơn 80% nguồn năng lƣợng của nƣớc ta sử dụng nhiên liệu hoá thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ. Quá trình cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt động năng lƣợng nói chung đều là những nhân tố lớn tham gia gây ô nhiễm môi trƣờng. Theo tính toán bƣớc đầu, việc sử dụng năng lƣợng tạo ra khoảng 25% lƣợng phát thải CO2 và khoảng 15% tổng lƣợng khí nhà kính. Điều này chứng tỏ rằng nếu tiết kiệm sử dụng năng lƣợng cũng có nghĩa là giảm thiểu tác động xấu đến môi trƣờng.
Khoảng hơn một thập kỷ gần đây, từ giữa những năm 90 của thế kỷ trƣớc, mối quan tâm về hiệu suất trong sử dụng năng lƣợng mới bắt đầu đƣợc chú ý ở nƣớc ta. Khởi đầu là các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, tiếp theo là những dự án thí điểm ít nhiều đã thành công nhờ có sự trợ giúp về tài chính và kỹ thuật công nghệ của các tổ chức nƣớc ngoài, những ảnh hƣởng tích cực qua việc tiếp thu các kinh nghiệm nƣớc ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế …, các hoạt động có tính chất riêng lẻ này đã tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng năng lƣợng hiệu quả từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc đến các doanh nghiệp và ngƣời dân. Việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả đã dần chứng minh đƣợc giá trị tích cực, không những mang lại lợi ích to lớn trong phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô của quốc gia, góp phần tích cực bảo vệ môi trƣờng mà trong thực tế đã trở thành nhu cầu nội tại nhằm tiết kiệm chi phí của các nhà sản xuất, của các hộ gia đình ở nƣớc ta. Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu
quả là một trong những nội dung đã đƣợc nguyên thủ các nƣớc ASEAN ký kết trong Tầm nhìn ASEAN 2020, cụ thể hoá trong Kế hoạch hành động Hà Nội thông qua năm 1998. Những động thái tích cực trong hoạt động về hiệu suất năng lƣợng, bảo tồn năng lƣợng của các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc trong khu vực đã tác động mạnh đến các hoạt động nghiên cứu khoa học, đến hợp tác quốc tế, các dự án triển khai ứng dụng mở đầu trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả ở nƣớc ta.
Qua đó cho thấy sự cần thiết phải tổ chức có quy củ hoạt động sử dụng năng lƣợng hiệu quả trong cả nƣớc, đòi hỏi Việt Nam phải có một chính sách thích hợp hỗ trợ quy định các cơ chế hoạt động thị trƣờng (trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị sử dụng năng lƣợng…), tạo điều kiện phát huy quyền chủ động của doanh nghiệp, quyền đƣợc cung cấp năng lƣợng của ngƣời dân mà vẫn đáp ứng yêu cầu tiết kiệm năng lƣợng trong sản xuất, sinh hoạt đời sống, thực hiện tiết kiệm năng lƣợng trong định hƣớng chiến lƣợc: Phát triển năng lƣợng - Đảm bảo an ninh năng lƣợng - Bảo vệ môi trƣờng.
Nhu cầu tiêu thụ năng lƣợng của nƣớc ta ngày càng tăng cao trong quá trình công nghiệp hoá. Trong khi đó, công nghệ của thiết bị sử dụng năng lƣợng có hiệu suất còn thấp, trình độ quản lý ở các cơ sở sử dụng năng lƣợng còn yếu, ngƣời dân còn sử dụng lãng phí nhiều năng lƣợng dẫn đến các chỉ số so sánh về tiêu thụ năng lƣợng của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với trung bình của thế giới. Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả đã chứng minh đƣợc giá trị tích cực và ngày càng trở thành yêu cầu thiết thực đối với các cơ sở sản xuất, các cơ quan và ngoài xã hội.