CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp luận
- Phƣơng pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu dựa vào việc phân tích, đánh giá hiện tƣợng kinh tế xã hội từ đó đƣa ra các khái niệm, phán đoán và suy luận trên cơ sở xem xét các vấn đề, hiện tƣợng trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó và ràng buộc, liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Đó là việc sử dụng tổng thể các hình thức lôgíc, quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích đánh giá thực trạng trợ giúp xã hội trong mối tƣơng quan với các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển.
- Phƣơng pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử:
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tƣợng phải xem xét các quan điểm lịch sử, các sự vật, hiện tƣợng tƣơng đồng xảy ra trƣớc đó. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những mặt riêng biệt của sinh hoạt xã hội, mà nghiên cứu toàn bộ xã hội với tất cả các mặt, các quan hệ xã hội, các quá trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau của xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, không chỉ nghiên cứu các đối tƣợng là cơ sở sử dụng năng lƣợng trọng điểm hay một chính sách cụ thể mà nghiên cứu hoạt động sử dụng năng lƣợng hiệu quả với tƣ cách là một chỉnh thể thống nhất, mối liên hệ qua lại và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chính sách, sự phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, chỉ ra vị trí và vai trò của sử dụng năng lƣợng hiệu quả trong hệ thống xã hội nói chung. Từ đó, đƣa ra các giải pháp thực hiện chính sách sử dụng năng lƣợng có hiểu quả và có ý nghĩa thiết thực hơn trong cuộc sống góp phần xây
- Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học:
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu tạm thời gạt bỏ khỏi đối tƣợng nghiên cứu những biểu hiện ngẫu nhiên các biệt, những mặt nhất định của tổng thể đồng thời tìm ra và nhấn mạnh những biểu hiện bền vững phổ biến, nhờ vậy mà thấy đƣợc bản chất bên trong và quy luật vận động của nó.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Từ những nhận thức luận: làm thế nào, bằng cách nào, tƣ duy nhận thức đƣợc các cơ sở, thực chất của hoạt động hỗ trợ cơ sở sử dụng năng lƣợng. Từ những quan sát, nhận thức cảm tính các hoạt động của thực tiễn hoạt động sử dụng năng lƣợng, thông qua các hoạt động tƣ duy trừu tƣợng để nhận thức bản chất, khái niệm, quy luật khách quan của hoạt động sử dụng năng lƣợng và cũng từ những khái niệm, quy luật này để xem xét thực tiễn hoạt động sử dụng năng lƣợng (chƣơng 3), từ đó rút ra định hƣớng và giải pháp thực hiện chính sách sử dụng năng lƣợng hiệu quả tại chƣơng 4.