CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về công tác đàotạo nguồn nhân lực viễn thông và công nghệ
nghệ thông tin tại Công ty Truyền tải điện 1
3.3.1. Các mặt đạt được
Công tác đào tạo nguồn nhân lực VT&CNTT ở Công ty Truyền tải điện 1 cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh doanh, một số điểm nổi bật nhƣ sau:
Công ty có sự quan tâm tới công tác đào tao, đặc biệt là đào tạo chuyên môn về kỹ thuật và đào tạo về các kỹ năng mềm cho cán bộ CNTT & VT
Công ty đã có các dự trù và phân bổ kinh phí đào tạo (trong tổng kinh phí đào tạo) cho nguồn nhân lực VT&CNTT. Và trên thực tế toàn bộ kinh phí đào tạo Công ty đã tài trợ cho cán bộ nhân viên của mình; đây đƣợc coi nhƣ nguồn phúc lợi - chế độ đãi ngộ đối với nhân sự.
Công ty đã đáp ứng 100% nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực VT&CNTT. Và công ty cũng nhận thức đƣợc tính cấp thiết của đào tạo và việc kết hợp giữa đào tạo và công tác vì thế các khóa đào tạo ngắn hạn thƣờng xuyên đƣợc tổ chức để đáp ứng nhu cầu nhân lực.
Ngoài ra còn phải kể tới, công ty đã bƣớc đầu có sự phối kết hợp - gắn giữa đào tạo và năng suất và hiệu quả công việc; kết quả kinh doanh. Đây có thể coi nhƣ một ƣu điểm và khâu đột phá trong đào tạo so với trƣớc đây.
3.3.2. Các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân căn bản
Đối với lĩnh vực đào tạo nhân lực VT&CNTT của Công ty Truyền tải điện 1 vẫn còn một số bất cập, cụ thể nhƣ sau:
Việc xác định nhu cầu đào tạo của nhân lực VT&CNTT chƣa dựa trên phân tích công việc và phân tích nhân viên, các nội dung đào tạo hàng năm đƣợc đƣa ra dựa trên ý kiến chủ quan của lãnh đạo trực tiếp do đó ảnh hƣởng bởi nhận thức và trình độ của đội ngũ này, một số nội dung đào tạo đƣợc lặp lại nhiều lần qua từng năm tuy nhiên kiến thức cung cấp qua các năm gần nhƣ không thay đổi.
Việc không tiến hành phân tích công việc và phân tích nhân viên để xác định nhu cầu đào tạo làm cho nội dung các khóa đào tạo chƣa thực sự phù hợp với nhu cầu đào tạo, thậm chí nội dung đào tạo còn chung chung, dàn trải bởi mục tiêu của
lãnh đạo Phòng VT&CNTT là cung cấp càng nhiều khóa học và càng nhiều kiến thức cho nhân viên vận hành càng tốt, một số chƣơng trình đào tạo còn phân tán và chƣa cập nhật công nghệ mới. Trong khi đó chức năng nhiệm vụ của nhân viên VT&CNTT là khác nhau, yêu cầu công việc khác nhau, nhu cầu đào tạo thêm kiến thức VT&CNTT của trực vận hành chính và trực vận hành phụ là khác nhau, chƣa kể đến trình độ khác nhau, nhận thức khác nhau và thái độ học tập khác nhau, do vậy đòi hỏi các khóa đào tạo phải đƣợc thiết kế phù hợp với nhu cầu của đa số ngƣời học mới tạo sức hấp dẫn ngƣời học, tạo ra thái độ học tập tích cực và mang lại hiệu quả khi áp dụng cho công việc.
Các khóa đào tạo hiện nay cho lực lƣợng VT&CNTT chƣa tập trung vào việc cung cấp lƣợng kiến thức còn thiếu hụt của ngƣời học, với thời lƣợng đào tạo ngắn, trung bình khoảng 1 đến 2 ngày cho mỗi khóa đào tạo do đặc thù công việc, việc cung cấp kiến thức ở đây chỉ mang tính hệ thống lại và củng cố thêm lý thuyết, gần nhƣ các khóa đào tạo ngƣời học ít đƣợc thực hành vì đặc thù của công việc vận hành lƣới điện không cho phép thử nghiệm trên các thiết bị đang vận hành do nguy cơ sự cố gây ảnh hƣởng đến vận hành an toàn lƣới điện.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do Công ty Truyền tải điện 1 chƣa chú trọng đến công tác xác định nhu cầu đào tạo, chƣa xem xét đánh giá nhu cầu đào tạo thông qua phân tích nhân viên, phân tích công việc, một phần nguyên nhân cũng là do đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo có số lƣợng ít và còn thiếu một số kinh nghiệm cần thiết.
- Công ty Truyền tải điện 1 chƣa dự báo chính các quy mô phát triển VT&CNTT và từ đó dẫn tới không dự báo chính xác nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực này. Và từ đó công ty thực hiện theo hình thức quy mô tới đâu đáp ứng luôn tới đó. Với quy mô nhỏ việc này khá dễ dàng thực hiện, tuy nhiên nếu quy mô nhân lực lớn, việc không dự báo chính xác sẽ gây ra lãng phí, vừa không hiệu quả.
- Việc chỉ đào tạo về chuyên môn kỹ thuật cũ cho nhân lực VT&CNTT khiến cho việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo là khá dễ dàng. Tuy nhiên việc đáp ứng nhiệm vụ trong tƣơng lai là không thể dự báo đƣợc; do nhân lực không có kiến thức, nghiệp vụ, chuyên môn có tính cập nhật với xu thế mới. Từ đó cho thấy, với yêu cầu
về thời gian xử lý sự cố trong các quy chế, quy định quản lý vận hành hệ thống viễn thông dùng riêng của EVN và EVNNPT, có thể nói với mô hình tổ chức quản lý vận hành nhƣ hiện nay sẽ không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu trên. Mặt khác công tác tối ƣu hóa chi phí ngày càng đƣợc triển khai mạnh mẽ, vì vậy cần phải củng cố và đổi mới lại mô hình tổ chức quản lý vận hành hệ thống viễn thông trong toàn Công ty để đáp ứng với tình hình mới.
- Hơn nữa các nhân lực về VT&CNTT lại không đƣợc tổ chức đào tạo về CNTT; trong khi đó hình thức thăm quan đƣợc tổ chức, đáp ứng đầy đủ. Đây là vấn đề khá bất cập, vừa thiếu về chuyên môn CNTT, nhƣng lại thừa các kinh nghiệm quá khứ.
- Việc đánh giá hiệu quả đào tạo là khá khó khăn và hầu nhƣ không có bất cứ sự lƣợng hóa nào làm tƣ liệu cho việc xem xét sau này.
Mặt khác còn phải kể tới các nguyên nhân và bất cập như sau:
- Trang thiết bị thiếu về số lƣợng, kém về chất lƣợng do đó khó có thể triển khai nhiều nhóm công tác thực hiện xử lý sự cố.
- Chƣa phát huy đƣợc nguồn lực từ các truyền tải điện, đội ngũ kỹ sƣ, công nhân viễn thông của các đơn vị này chƣa thể chủ trì trong công tác xử lý sự cố tại chỗ.
- Xƣởng thí nghiệm là đơn vị duy nhất có thể truy cập trực tiếp thiết bị để khai thác vận hành, do đó công tác quản lý vận hành, xử lý sự cố mất nhiều thời gian cho việc di chuyển, đi lại.
- Ngoài ra , cũng có thể thấy rằng để đáp ứng những yêu cầu nhiêm vụ mới của Công ty, chiến lƣợc phát triển trong giai đoạn mới thì nguồn nhân lực VT&CNTT vừa thiếu về số lƣợng và chƣa đủ về chất lƣợng.
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI