Xác định cơ cấu tổ chức và nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược nguồn nhân lực công ty điện lực hưng yên giai đoạn 2012 2016 (Trang 32 - 34)

1.2 Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực

1.2.4 Xác định cơ cấu tổ chức và nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp

*Xác định cơ cấu:

-Trong quản trị không có cơ cấu tổ chức nào là tổ chức tốt nhất và hoàn chỉnh nhất. Tổ chức tốt nhất là tổ chức năng động – nghĩa là cơ cấu tổ chức sẽ được điều chỉnh tùy theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-Các doanh nghiệp thiết kế cơ cấu tổ chức khác nhau tuy theo tầm quan trọng và tính phức tạp của công việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức, tùy theo mức độ công việc có thể theo từng cấp độ: 1 Lãnh đạo, 2 Quản lý cao cấp, 3 Quản lý cấp trung, 4 Nhân viên...

* Xác định nhu cầu:

-Nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp là toàn bộ khả năng lao động cần thiết cho thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ trước mắt (kế hoạch sản xuất - kinh doanh) và các nhiệm vụ trong tương lai (chiến lược kinh doanh).

-Đối với một doanh nghiệp, việc xác định nhu cầu nhân lực bắt đầu từ chiến lược kinh doanh, sẽ xây dựng kế hoạch phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, sau đó dựa vào định mức lao động (do máy móc và công nghệ, trình độ lao động quyết định), dựa vào nhu cầu thay thế cho số về hưu, chuyển công tác, đi học... để tính ra nhu cầu nhân lực. Từ nhu cầu nhân lực và cơ cấu nhân lực cần có, doanh nghiệp sẽ xác định được nhu cầu cần tuyển thêm và nhu cầu đào tạo lại cho mình.

-Nhu cầu nhân lực phải được thể hiện bằng số lượng và tỷ trọng của các loại khả năng lao động (cơ cấu nhân lực). Mức độ đáp ứng phù hợp của cơ cấu nhân lực hiện có so với cơ cấu nhân lực cần phải có cho thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp được gọi là chất lượng nhân lực.

Quá trình xác định nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp tổng quát như hình 1.3

Hình 1.3: Quá trình xác định nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp

(Nguồn: Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình quản trị chiến lược, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân).

Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp

Kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể

Nhu cầu nhân lực (Cơ cấu nhân lực cần có)

Nhu cầu tuyển thêm

Trình độ trang bị máy móc, thiết bị cho lao động. Trình độ của nhân lực

Nhu cầu thay thế cho số về hưu, số sẽ chuyển đi nơi

khác, số sẽ đi đào tạo Số hiện có phù hợp với các

yêu cầu của các vị trí mới kể cả chuyển đổi và đào

tạo lại cấp tốc Định

mức lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược nguồn nhân lực công ty điện lực hưng yên giai đoạn 2012 2016 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)