Kết quả thu thập số liệu từ phiếu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược nguồn nhân lực công ty điện lực hưng yên giai đoạn 2012 2016 (Trang 66 - 71)

2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Để có được số liệu điều tra, tác giả đã sử dụng 338 Phiếu khảo sát được gửi tới Ban Giám đốc Công ty, 12/12 phòng chức năng, 09/9 Điện lực và 02/02 Phân xưởng trong Công ty Điện lực Hưng Yên trải rộng trên địa bàn 10 huyện/thành phố của tỉnh Hưng Yên. Cách thức khảo sát cụ thể được tiến hành như sau:

-Đối với Ban Giám đốc (04 phiếu): Gặp trực tiếp từng đồng chí, trình bày nội dung và xin ý kiến về nội dung trong phiếu khảo sát.

-Đối với 12 phòng chức năng (167 phiếu): Đến từng phòng, trao đổi với đồng chí trưởng phòng về nội dung khảo sát. Thông qua đồng chí này gửi tới toàn thể CBCNV trong đơn vị mỗi người một phiếu điều tra để xin ý kiến.

-Đối với 02 Phân xưởng (14 phiếu): Đến đơn vị trao đổi với đồng chí Quản đốc về nội dung khảo sát. Thông qua đồng chí này gửi phiếu đến đồng chí Phó quản đốc và 05 nhân viên khác trong đơn vị để xin ý kiến.

-Đối với 09 Điện lực (153 phiếu): Đến từng đơn vị, trao đổi với đồng chí trưởng đơn vị về nội dung khảo sát. Thông qua đồng chí này gửi phiếu đến toàn thể Ban Giám đốc Điện lực; các đồng chí Trưởng, Phó phòng chuyên môn; các đồng chí Đội trưởng, Đội phó và 57 CBCNV trong đơn vị. Mỗi Điện lực sử dụng 17 phiếu điều tra.

Nội dung của phiếu khảo sát bao gồm 5 câu hỏi lớn liên quan đến những nhận định, đánh giá của người được hỏi về những điểm mạnh điểm yếu của Công ty Điện lực Hưng Yên như trình độ và năng lực quản lý, trình độ và năng lực của CBCNV, thu nhập, môi trường làm việc cũng như cơ chế quản lý của Nhà nước hiện nay. Trong phiếu khảo sát cũng tham khảo ý kiến đánh giá của CBCNV về công tác tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch bồi dưỡng cán bộ của Công ty Điện lực Hưng Yên hiện nay. Một vấn đề nữa cũng được đề cập đến để lấy ý kiến đó là sự cần thiết của công tác xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho Công ty trong thời gian tới. Chi tiết nội dung Phiếu khảo sát trong phụ lục 1.

2.5.2 Kết quả thu thập số liệu

-Có đến 65,76% số người được hỏi nhận định trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty đạt khá và tốt. Tuy nhiên lại có đến 45,45% số người được hỏi cho biết trình độ của đội ngũ CBCNV còn ở mức trung bình.

52,12% ý kiến cho rằng công tác tuyển dụng của Công ty hiện nay chưa thực sự quan tâm nhiều đến chất lượng lao động tuyển dụng. Trong tuyển

dụng chưa xây dựng được bản mô tả công việc cho từng vị trí tuyển dụng, di đó sẽ dẫn tới sự khó khăn thậm chí là bất hợp lý trong công tác sắp xếp lao động sau tuyển dụng.

46,06% số người được hỏi cho rằng việc đào tạo có lúc, có nơi còn nặng về lý thuyết, chưa đi sâu và chú trọng vào đào tạo thực hành nhất là những lớp đào tạo công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp.

Đó là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại, bất hợp lý trong công tác tuyển dụng, đào tạo tại Công ty trong thời gian qua, đồng thời cũng mở ra cơ hội cải tiến cho nội dung này trong thời gian tới.

-Về thu nhập của CBCNV: có tới 46,06% số người được hỏi đánh giá là khá so với các ngành khác trên cùng địa bàn. Bênh cạnh đó có tới 64,55% số người đánh giá Công ty có môi trường làm việc cũng như cơ hội thăng tiến tốt và khá. Đây là thế mạnh để thu hút CBCNV có trình độ vào làm việc tại Công ty, cũng như là động lực để CBCNV hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.

-Đánh giá sự tác động của cơ chế quản lý của Nhà nước như hiện nay đến sự phát triển của ngành điện thì có tới 51,21% số người đánh giá là trung bình và kém. Đặc biệt họ cho rằng với cơ chế Nhà nước quản lý giá điện chặt chẽ như hiện nay sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành điện, không thúc đẩy ngành điện vận động và phát triển theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến còn cho rằng mô hình công ty Mẹ- công ty Con của ngành điện hiện nay sẽ tạo ra một đội ngũ lao động trung gian kém hiệu quả, bộ máy quản lý cồng kềnh, mô hình quản lý không tinh gọn, linh hoạt như những ngành khác. Chưa tạo được sự chủ động triệt để trong công tác quản lý vận hành, kinh doanh bán điện cho các Công ty Điện lực tỉnh/Thành Phố.

-Nhận định về công tác quản trị chiến lược nói chung và quản trị chiến lược nguồn nhân lực nói riêng có tới 87,27% ý kiến cho rằng rất cần thiết và

cần thiết phải xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho Công ty để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Kết quả khảo sát chi tiết trong Phụ lục 2.

Tóm lại:

Từ những phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực của Công ty trên đây đã làm rõ bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý nguồn nhân lực của Công ty Điện lực Hưng Yên. Để xây dựng chiến lược nguồn nhân lực giai đoạn 2012- 2016 và liên tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực, Công ty Điện lực Hưng Yên cần phát huy truyền thống ngành điện, tận dụng các lợi thế, những ưu điểm, đồng thời Công ty cũng cần khắc phục những nhược điểm, tồn tại, những khó khăn thách thức đối với Công ty trong công tác quản lý nguồn nhân lực của những năm tiếp theo để cho công tác quản lý nguồn nhân lực trong Công ty được tốt hơn, sử dụng tốt nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh của Công ty. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động trong Công ty được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, khơi dậy và động viên tính tích cực của người lao động và lòng trung thành, tận tâm với Công ty.

Chƣơng 3

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƢNG YÊN GIAI ĐOẠN 2012-2016

3.1 Những căn cứ cơ bản

3.1.1 Mục tiêu phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên và của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc

Xác định nhân lực là yếu tố quyết định mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, mọi thành viên trong Công ty Điện lực Hưng Yên luôn được tạo điều kiện để phát huy tối đa năng lực đóng góp của mình cho Công ty. Đồng thời, thực hiện quy hoạch, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực một cách lâu dài, phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh chung của toàn Công ty.

Với Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì mục tiêu chiến lược phát triển tổng quát được đề ra là: “Phát triển năng lượng đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia” nói chung và góp phần giữ vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế- đời sống- văn hoá- xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng.

Bộ Công thương cũng đã có quyết định số 6621/QĐ-BCT, ngày 19/12/2011 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020”, theo đó dự báo nhu cầu về điện đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương với tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011-2015 là 12,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 12,8%/năm.

UBND tỉnh Hưng Yên cũng có quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 16/02/2012 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2025, theo đó các khu công nghiệp sẽ tập trung tại các huyện phía Bắc tỉnh, dọc theo Quốc lộ 5A, 5B.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược nguồn nhân lực công ty điện lực hưng yên giai đoạn 2012 2016 (Trang 66 - 71)