Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa dầu khí (Trang 82 - 84)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá tình hình quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghệ thông

3.3.2. Những thành tựu đạt được

Thứ nhất, Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro nhằm phát hiện và đánh giá các rủi ro mà Công ty phải chịu, thiết lập các chính sách và quy trình kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được. Hệ thống quản lý rủi ro được xem xét lại định kỳ nhằm phản ánh những thay đổi về điều kiện thị trường và hoạt động của Công ty. Rủi ro tài chính bao gồm rủi ro về giá, rủi ro tín dụng và rủi ro

Thứ hai, thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính và ra quyết định tài chính là đáng tin cậy, có thể tiến hành phân tích phục vụ cho nhiều mục đích và đối tượng khác nhau. Do đó, kết quả phân tích tài chính và ra quyết định tài chính bước đầu đã phản ánh một cách sát thực tình hình tài chính của Công ty.

Thứ ba, những thông tin phân tích đáp ứng được yêu cầu đầy đủ, có độ tin cậy nhất định và phần nào thỏa mãn tính kịp thời, làm cơ sở cho các quyết định quản lý.

Thứ tư, công tác tổ chức phân tích tài chính đã tính tới yếu tố hiệu quả, chi phí cho hoạt động phân tích hằng năm không cao, tốc độ tăng không lớn, song chất lượng phân tích luôn được cải thiện.

Kết quả QLTC được thể hiện trên các mặt cụ thể như sau:  Quản lý tiền mặt

Mọi giao dịch tài chính của Công ty đều được ghi lại đầy đủ trong hệ thống sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng. Hệ thống này được kiểm tra, kiểm soát liên tục, đảm bảo cho việc quản lý tiền của Công ty không bị thất thoát, mọi nghiệp vụ thu chi đều được hạch toán đầy đủ để cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác cho nhà quản lý trong từng thời điểm.

Công ty thực sự đề cao vai trò của ngân hàng, là đối tác góp phần giúp Công ty thực hiện tốt việc quản lý tiền mặt. Nhờ duy trì giao dịch giữa Công ty và ngân hàng được thực hiện thường nhật mà các hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt và kịp thời, thời gian thu hồi tiền của khách hàng về tài khoản của Công ty được thực hiện rất nhanh chóng và chính xác. Mặt khác, Công ty cũng có thể đối chiếu và thường xuyên kiểm tra tính tin cậy của hệ thống thanh toán, qua đó giúp Công ty đánh giá được hiệu quả giữa chi phí phải trả của dịch vụ ngân hàng và lợi ích thu được đối với quản lý tiền mặt tại ngân hàng mà Công ty đang duy trì tài khoản.

Quản lý hàng tồn kho

Công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty được thực hiện một cách chặt chẽ, cụ thể theo kế hoạch, có sự linh hoạt so với sự biến động của thị trường cũng như những thay đổi của đơn hàng nên khi có đơn đặt hàng, các phòng kỹ thuật trực thuộc soạn thảo định mức sản phẩm. Vì vậy, lượng nguyên vật liệu, thành phẩm được dự trữ phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, chứng tỏ năng lực dự đoán lập kế hoạch và sự phân tích thị trường của Công ty được đánh giá tốt.

Quản lý đầu tư, mua sắm và sử dụng tài sản cố định

Công tác quản lý TSCĐ được thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ. Hồ sơ về TSCĐ được phân loại theo quy định và giao trách nhiệm quản lý cho từng bộ phận trực tiếp sử dụng. Việc kiểm tra, đối chiếu tình hình sử dụng và phản ánh chính xác tình hình tăng, giảm về lượng và giá trị TSCĐ trên sổ sách cũng được tiến hành đều đặn nhằm đánh giá lại chính xác giá trị tài sản tại các thời điểm, qua đó phản ánh đúng năng lực của TSCĐ và có phương pháp khấu hao phù hợp.

Công ty cũng đã có sự chú ý vào việc đầu tư tài sản cố định. Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ giúp nâng cao hiệu suất và rút ngắn thời gian sản xuất. Dó đó, với những quyết định đầu tư đúng đắn và đúng chỗ sẽ cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa dầu khí (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)