Đơn vị tính : triệu đồng. Năm Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự chủ
2011 101.742 48.351 47,52%
2012 83.132 37.432 45,03%
2013 72.569 37.547 51,74%
2014 84.939 38.307 45,10%
2015 60.084 40.538 67,47%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015.
Tỷ suất tự chủ tài chính của Công ty có tăng giảm qua các năm không đều. Giai đoạn 2011-2015, tỷ suất tự chủ tài chính năm 2015 tăng 19,95% so với năm 2011, đồng thời năm 2015 cũng là năm có tỷ suất tự chủ tài chính cao nhất 67,47%, năm 2012 thấp nhất trong các năm là 45,03%. Nhìn chung, khả năng tự chủ về tài chính của Công ty biến động không lớn nên Công ty vẫn chủ động được nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2015 giảm 41.658 triệu đồng (41%) so với năm 2011 cho thấy mặc dù nhu cầu sử dụng vốn cao để đầu tư, triển khai dự án nhưng Công ty vẫn phải thu hẹp đầu tư và quy mô của hoạt động kinh doanh, tận dụng tối đa nguồn khách hàng quá khứ.
3.2.3. Quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Bảng 3.7. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính : triệu đồng.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ 101.816 42.528 66.303 71.461 70.853
Các khoản giảm trừ doanh thu - - 423 69 -
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 101.816 42.528 65.880 71.392 70.853
Doanh thu bán hàng 64.379 4.340 27.101 32.258 36.218 Doanh thu cung cấp dịch vụ 37.437 38.189 39.202 39.203 34.635
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 27.305 15.166 14.136 16.757 16.089
Doanh thu hoạt động tài chính 5.344 3.064 1.673 1.118 891
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015.
Doanh thu của Công ty bao gồm:
- Doanh thu bán hàng: doanh thu bán các thiết bị máy móc, vật tư triển khai dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa.
- Doanh thu dịch vụ: dịch vụ lắp đặt bảo dưỡng, đào tạo công nghệ, cho thuê server, kênh truyền ….
- Doanh thu khác : doanh thu tài chính, lãi suất thu được từ tiền gửi ngân hàng, từ thanh lý tài sản.
Toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ có các hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh và phản ánh đầy đủ vào trong sổ kế toán theo chế độ kế toán hiện hành.
Công ty đã có quy định về việc báo giá sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, lập hóa đơn bán sản phẩm dịch vụ, lập bảng kê bán hàng … Cuối tháng, cuối quý, năm Công ty tổ chức kiểm kê hàng hóa, công nợ, doanh thu phát sinh để tránh tình trạng chưa thanh toán, không lập hóa đơn bán hàng hoặc không báo
cáo làm phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh của Công ty.
Do đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh là về bán và triển khai các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ đồng thời thực hiện chính sách bán hàng tín dụng để mở rộng quy mô bán hàng, Công ty đã có các quy định về cơ chế, chính sách bán hàng gắn với hiệu quả công việc theo nguyên tắc mọi phòng ban chuyên môn, cá nhân trong Công ty đều được quyền tham gia bán hàng và chịu trách nhiệm với Công ty trong việc thu hồi công nợ theo quy định.
Với các máy móc thiết bị vật tư, Giám đốc quy định giá bán linh hoạt trên cơ sở giá đầu vào, chi phí kinh doanh và thị trường tiêu thụ.
Doanh thu của Công ty có sự biến động không đều theo từng giai đoạn thời gian. Trong giai đoạn 2011-2015, năm 2012 có doanh thu thấp nhất là 42.528 triệu đồng, năm 2011 có doanh thu cao nhất là 101.816 triệu đồng và doanh thu năm 2015 giảm 30.963 triệu đồng – giảm 30,4% so với năm 2011. Năm 2012-2013, do tình hình kinh tế Việt Nam bất ổn, làm phát tăng cao, đầu tư công bị thắt chặt nên tình hình kinh doanh của Công ty là chưa được tốt nhưng những năm gần đây doanh thu vẫn có chút tăng nhẹ, chứng tỏ kinh doanh có hiệu quả hơn, cải thiện hơn. Điều này có thể lý giải do Công ty đã có những chính sách, quyết định tài chính phù hợp.
Doanh thu của Công ty chủ yếu là từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ còn doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu đến từ tiền lãi gửi ngân hàng. Năm 2012, doanh thu bán hàng của Công ty có sự biến động rất lớn giảm 60.036 triệu đồng so với năm 2011, sau đó doanh thu bán hàng đã dần dần tăng lên trong giai đoạn 2012-2015 chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty đã có sự cải thiện. Trong khi đó, doanh thu cung cấp dịch vụ của Công ty có sự thay đổi không lớn, mặc dù năm 2015 doanh thu có giảm 7,5% so với năm 2011 nhưng vẫn cho thấy uy tín, chất lượng dịch vụ của Công ty là tốt, hài lòng với nhu cầu khách hàng.
Quản lý chi phí
Bảng 3.8. Chi phí tại Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính : triệu đồng.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Lợi nhuận sau thuế 3.604 -6.419 564 1.296 2.230
Tổng chi phí doanh nghiệp 27.288 23.114 15.413 16.153 14.061
Chi phí tài chính 1 - - 95 -
Chi phí bán hàng 6.226 4.798 3.081 2.078 1.432
Chi phí nguyên vật liệu 283 227 1.071 183 199
Chi phí nhân công 19.806 15.347 14.190 13.207 13.163
Chi phí thuê VP, mặt bằng - - - 370 446
Chi phí cải tạo, sửa chữa TSCĐ 494 1.261 803 344 361
Chi phí khấu hao TSCĐ 1.491 1.534 1.252 702 340
Chi phí khác bằng tiền 9.333 9.440 15.296 22.909 16.072
Trích trước chi phí dự án 13.888 2.943 2.865 1.432 471
Phí tư vấn, thuê chuyên gia cho dự án - - 150 150 150
Chi phí dịch vụ mua ngoài 13.640 18.970 13.138 19.478 12.074 Lương, thưởng và các khoản trích
theo lương - - - 5.782 5.245
Các khoản chi phí bán hàng khác - - - 553 352
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015.
Hiện nay Công ty quản lý chi phí theo các tiêu chí :
- Quản lý chi phí cho người lao động gồm tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp….
- Quản lý các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ gồm chi phí VPP, chuyển phát nhanh, sửa chữa TSCĐ, cước điện thoại, dự phòng khó đòi….
- Quản lý các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ gồm chi phí lương, bảo hiểm, khấu hao TSCĐ, tiếp khách, công tác phí, chi phí bán hàng khác.
- Quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công, dịch vụ mua ngoài, khấu hao TSCĐ.
Cụ thể:
Chi phí tiền lương của Công ty được quản lý chặt chẽ và chi đúng mục đích, gắn với kết quả SXKD trên cơ sở đơn giá tiền lương được Ban Giám đốc và HĐQT phê duyệt. Tổng chi phí tiền lương được xác định và lập kế hoạch chi. Cuối năm quỹ tiền lương thực hiện được quyết toán căn cứ vào tình hình hoàn thành nhiệm vụ SXKD của Công ty. Quỹ tiền lương của Công ty phụ thuộc vào 3 chỉ tiêu kinh tế cơ bản là doanh thu tính lương, sản lượng và chênh lệch thu chi chưa bao gồm tiền lương và kinh phí công đoàn.
Chi phí BHXH, BHYT, BHTN: được quản lý tính trên quỹ lương cấp bậc theo thang bảng lương và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định từng thời kỳ.
Chi phí cho tổ chức Đảng, Công đoàn: được lấy từ nguồn kinh phí của tổ chức này, nếu nguồn kinh phí của tổ chức Đảng, Công đoàn không đủ để chi thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh của Công ty.
Mức tiêu hao vật tư: Giám đốc Công ty căn cứ vào định mức vật tư do Công ty ban hành và tình hình cụ thể để xây dựng hệ thống định mức vật tư của Công ty. Các loại vật tư sử dụng vào kinh doanh được quản lý chặt chẽ theo các định mức tiêu hao đã ban hành trong các khâu: dự trữ, cấp phát và thanh quyết toán.
Giá vật tư: Giá mua ghi trên hoá đơn của người bán hàng cộng với chi phí vận chuyển, phí bốc xếp, phí bảo quản, phí bảo hiểm, phí hao hụt hợp lý
trên đường đi, tiền thuê kho bãi, phí gia công trước khi nhập kho (nếu có). Giá các loại vật tư và các chi phí gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, thu mua... nói trên được ghi trên hoá đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Mọi tài sản của Công ty được huy động vào hoạt động kinh doanh và trích khấu hao theo quy định của Nhà nước để thu hồi vốn. Sau khi đã khấu hao hết nguyên giá, tài sản cố định vẫn còn sử dụng được thì không trích khấu hao, nhưng vẫn quản lý và sử dụng theo chế độ hiện hành.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền bốc vác, vận chuyển hàng hoá, sản phẩm, tiền trả hoa hồng đại lý, môi giới, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê kiểm toán, bảo vệ thuê ngoài, vệ sinh, tạp vụ thuê ngoài và các dịch vụ mua ngoài khác.
Thanh toán công tác phí: Đối tượng được thanh toán là cán bộ CNV, người lao động có hợp đồng làm việc từ 12 tháng trở lên. Trưởng phòng chức năng chuyên môn khi cử cán bộ CNV đi công tác, triển khai dự án phải đảm bảo hiệu quả công việc, sử dụng kinh phí tiết kiệm và trong kế hoạch kinh phí được giao.
Chi phí thuê ngoài thiết bị, tài sản cố định: Phòng ban thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh được phép đi thuê thiết bị, máy móc, tài sản để hoạt động nếu Công ty không đáp ứng được nhu cầu. Trình tự, thủ tục theo đúng quy định của Công ty và đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm. Đối với những thiết bị, máy móc, tài sản, dịch vụ thuê ngoài để sử dụng trong nhiều năm mà phải trả tiền một lần thì phải phân bổ đều vào chi phí từng năm số tiền tương ứng với số năm thuê.
Chi phí sửa chữa tài sản cố định: nhằm khôi phục năng lực của tài sản thì được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong năm theo số thực chi. Đối
với các khoản chi phí sửa chữa phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ cho các năm sau.
Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí ngoài các khoản nêu trên như: thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân, khánh tiết, quảng cáo, tiếp thị, chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí hội nghị, chi phí tuyển dụng, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ CNV, chi bảo hộ lao động, các khoản thiệt hại được phép hạch toán vào chi phí, các khoản dự phòng, tiền đóng hội phí, chi phí dự thầu, trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của Luật lao động và các khoản chi khác. Các khoản chi phí này phải gắn liền với kinh doanh và hiệu quả kinh tế. Giám đốc quyết định mức chi nhưng không vượt quá mức chi quy định của Công ty.
Công ty đã bổ sung nhiều quy chế nhất là quy chế hạch toán nội bộ, sử dụng tối đa nguồn vốn, yêu cầu khách hàng tạm ứng theo giai đoạn sau khi ký kết các hợp đồng… nên đã giảm tối đa các chi phí và thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Thương xuyên phân tích các yếu tố chi phí để kịp thời có biện pháp khắc phục giảm tối đa các chi phí.
Với sự cạnh tranh trên thị trường rất khốc liệt, trước sức ép của cơ chế thị trường, mặc dù Công ty đã đưa ra một số chính sách khoán lương, khoán chi phí bán hàng… cố gắng tiết kiệm chi phí nhưng chỉ có chi phí doanh nghiệp, chi phí bán hàng là giảm. Trong khi đó, giá vốn bán hàng dịch vụ lại tăng lên kéo theo chi phí bán hàng tăng. Nguyên nhân ở đây do giá yếu tố đầu vào tăng, Công ty phải thực hiện mở rộng quy mô quảng cáo, giới thiệu sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.
Quản lý lợi nhuận
Bảng 3.9. Lợi nhuận tại Công ty giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính : triệu đồng.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Vốn chủ sở hữu 48.351 37.432 37.548 38.307 40.538
Doanh thu 101.816 42.528 65.880 71.392 70.853
Lợi nhuận trước thuế 4.564 -5.975 564 1.296 2.737
Lợi nhuận ròng 3.604 -6.419 564 1.296 2.230
Tỷ suất LNR/Doanh thu 3,54% -15,09% 0,86% 1,82% 3,15%
Tỷ suất LNR/VCSH 7,45% -17,15% 1,50% 3,38% 5,50%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015.
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu chưa cao, hoạt động còn dàn trải, thiếu trọng điểm, chậm thu hồi vốn còn tình trạng lãng phí trong đầu tư gây hệ quả thua lỗ. Cụ thể, nợ phải trả hàng năm có giảm những vẫn ở mức khá cao, tỷ suất LNR/VCSH không cao thậm chí còn giảm dần hàng năm. Cụ thể năm 2011 là 7,45%, năm 2015 là 5,5% và đặc biệt năm 2012 là -17,15%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế thế giới (giá dầu giảm sâu, suy thoái kinh tế), thắt chặt đầu tư, thị trường công nghệ và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty, đầu tư ngoài ngành không thuận lợi, lãi xuất ngân hàng cao đã làm tăng chi phí nhanh hơn tăng doanh thu.
Công ty thực hiện việc xác định lợi nhuận bằng chỉ tiêu đánh giá nội bộ để đánh giá hiệu quả SXKD của mình, việc xác định và phân phối lợi nhuận được thực hiện thông qua Phòng Tài chính kế toán và Phòng Tổ chức hành chính. Công ty thực hiện phân bổ các quỹ khen thưởng, phúc lợi sau khi kết quả SXKD đã được các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt trên cơ sở kết quả thành tích hoạt động trong năm và số lao động bình quân.
qua việc lên kế hoạch tổ chức riêng phòng chuyên trách về nghiên cứu thị trường, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ về nghiên cứu thị trường cho cán bộ, công nhân viên đặc biệt là nhân viên chuyên trách về bộ phận Marketing; chú trọng tới việc thay đổi công nghệ cho phù hợp với xu thế thị trường, đầu tư nghiên cứu, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, xây dựng kết cấu sản phẩm có lợi nhất.
Ngoài ra, Công ty cũng đưa ra phương án về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, đồng thời tăng nhanh tốc độ tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động. Nếu trong quá trình hoạt động có vốn nhàn rỗi thì Công ty cũng tính đến giải pháp đầu tư ra ngoài như đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ có giá khác, liên doanh liên kết, gửi ngân hàng… để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng lợi nhuận.
3.2.4. Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính
Công ty có cơ chế quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước, của Bộ tài chính về quy chế quản lý tài chính. Công ty cũng đã thực hiện khá đầy đủ hầu hết các quá trình kiểm soát tài chính như kiểm soát chi, kiểm soát thu, kiểm soát chi phí, kiểm soát báo cáo tài chính và kiểm soát việc lập kế hoạch và lên dự toán tài chính cho năm tiếp theo. - Kiểm soát khâu thanh toán : Tất cả các khoản chi kể cả bằng tiền mặt hay tiền gửi đều phải có giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, đề nghị