Tình hình tài sản của Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa dầu khí (Trang 58 - 61)

Đơn vị tính : triệu đồng, %.

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

A. Tài sản ngắn hạn 81.788 80,39 56.517 67,99 47.532 65,50 58.774 69,20 53.477 89,00

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 34.453 33,86 31.757 38,20 20.808 28,67 21.340 25,12 24.130 40,16

II. Các khoản phải thu ngắn

hạn 37.219 36,58 16.221 19,51 20.934 28,85 30.141 35,49 22.401 37,28

III. Hàng tồn kho 3.924 3,86 2.352 2,83 1.680 2,32 3.578 4,21 6.305 10,49

IV. Tài sản ngắn hạn khác 6.191 6,09 6.185 7,44 4.108 5,66 3.715 4,37 639 1,06

B. Tài sản dài hạn 19.953 19,61 26.614 32,01 25.037 34,50 26.164 30,80 6.606 11,00

I. Tài sản cố định 3.575 3,51 2.496 3,00 1.047 1,44 381 0,45 96 0,16

II. Chi phí xây dựng dở dang 15.813 15,54 22.786 27,41 22.965 31,65 24.631 29,00 4.649 7,74

III. Tài sản dài hạn khác 565 0,56 1.332 1,60 1.026 1,41 1.152 1,36 1.862 3,10

Tổng tài sản 101.742 100,00 83.132 100,00 72.569 100,00 84.939 100,00 60.084 100,00

Bảng số liệu 3.2 cho thấy: tổng tài sản của Công ty PAIC giai đoạn 2011- 2015 có nhiều biến động lớn, ngày càng giảm qua các giai đoạn. Tuy năm 2014 đã có chút dấu hiệu khởi sắc nhưng do các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình khó khăn của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, hệ quả để lại của dự án Pin mặt trời phải giảm chi phí sau khi quyết toán vốn đầu tư làm giá trị tổng tài sản của Công ty giảm. Cụ thể, tổng tài sản năm 2011 là 101.742 triệu đồng, năm 2012 là 82.132 triệu đồng giảm 19.610 triệu đồng (19,27%), năm 2013 là 72.569 triệu đồng giảm 10.563 triệu đồng (12,71%) so với năm 2012, năm 2014 là 84.939 triệu đồng tăng 12.370 triệu đồng (17,5%) so với năm 2013 và năm 2015 là 60.084 triệu đồng giảm 24.855 triệu đồng (29,26%) so với năm 2014.

- Quản lý tài sản ngắn hạn

Quản lý tài sản ngắn hạn của Công ty bao gồm quản lý các yếu tố: quản lý tiền các loại, quản lý các khoản phải thu ngắn hạn (phải thu ngắn hạn khách hàng, trả trước cho người bán, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi), quản lý hàng tồn kho và quản lý tài sản ngắn hạn khác (chi phí trả trước ngắn hạn, thuế và các khoản phải thu Nhà nước).

Theo số liệu trên, tổng tài sản của Công ty bị giảm xuống phần nhiều là do giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty giảm đi trong thời gian qua. Năm 2011, giá trị tài sản ngắn hạn là 81.788 triệu đồng thì đến năm 2015, giá trị tài sản ngắn hạn chỉ còn 53.477 triệu đồng tức là giảm 34,62% nguyên nhân ở đây là do các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng.

Tài sản ngắn hạn các năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản từ 65.50% đến 89% chứng tỏ mô hình cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty là dùng nguồn vốn dài hạn để đầu tư toàn bộ tài sản cố định và một phần đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy cơ cấu vốn chưa hợp lý. Lý do chính của vấn đề này là hoạt động chính của Công ty nằm trong lĩnh vực lưu thông, buôn bán các sản

phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa. Trong tài sản ngắn hạn thì giá trị các khoản tiền và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, lý do ở đây là do chính sách bán hàng tín dụng của Công ty.

- Quản lý tiền mặt và các khoản tương đương tiền

Vốn bằng tiền tại Công ty bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng tại các ngân hàng thương mại) và các khoản tiền lưu chuyển. Lượng tiền phát sinh và luân chuyển trong Công ty chủ yếu là tiền bán sản phẩm và cung cấp các dịch vụ. Tiền mặt của Công ty được lưu trữ tại két. Công ty biên chế một cán bộ thuộc phòng Tài chính kế toán kiêm công tác thủ quỹ và thực hiện thu, chi theo phiếu thu, phiếu chi được Giám đốc và kế toán trưởng duyệt. Mọi giao dịch tài chính của Công ty đều được ghi lại đầy đủ trong hệ thống sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng.

Đối với tiền gửi ngân hàng, Công ty hiện nay có mối quan hệ giao dịch với nhiều ngân thương mại như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MBbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP Hồ Chí minh (HDBank)…

- Quản lý các khoản phải thu (công nợ)

Các khoản phải thu phát sinh hiện nay gồm phải thu ngắn hạn khách hàng, trả trước cho người bán, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi trong đó phải thu khách hàng là chủ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa dầu khí (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)