Đầu tƣ xây dựng cơ bản và quản lý đầu tƣ XDCB từ NSNN ở cấp Binh chủng-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 25)

Binh chủng-BQP.

1.2.1. Các khái niệm có liên quan

1.2.1.1. Đầu tư XDCB

Trong phạm trù công tác quản lý đầu tư phát triển bao gồm có hai nội dung: Đầu tư và xây dựng cơ bản.

Đầu tư là bước khởi đầu một quá trình chọn lựa, sử dụng hướng đích các nguồn lực vật chất cho phát triển, bao gồm cả công tác quy hoạch, chủ trương đầu tư, quản lý nguồn vốn.

Xây dựng cơ bản là bước triển khai thực hiện các mục tiêu đầu tư theo công trình dự án cụ thể để hình thành các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế - xã hội thông qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng mở rộng, hiện đại hóa hay khôi phục TSCĐ.

Xây dựng mới là tạo ra các TSCĐ chưa có trong bảng cân đối TSCĐ của nền kinh tế, thông qua quá trình này nền kinh tế có thêm TSCĐ, hay trong danh mục TSCĐ của nền kinh tế có thêm một tài sản mới.

Xây dựng mở rộng là hoạt động diễn ra trên những cơ sở đã tồn tại người ta xây dựng thêm nhà cửa, mua thêm máy móc thiết bị, làm tăng giá trị tài sản cố định đã có.

Hiện đại hóa không phải là xây dựng mới, cũng không phải là mở rộng nhưng có tính chất mở rộng. Hiện đại hóa thực hiện trong trường hợp do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản cố định đã có trong nền kinh tế sẽ được mua sắm các yếu tố kỹ thuật để bù lại vào hao mòn vô hình.

Khôi phục là hoạt động được thực hiện với những tài sản cố định đó tồn tại nhưng do thiên tai, do chiến tranh... bị tàn phá, nay được khôi phục.

Đầu tư XDCB dẫn đến tích lũy vốn, xây dựng thêm nhà cửa và mua sắm thiết bị có ích, làm tăng sản lượng tiềm năng của đất nước và về lâu dài đưa tới sự tăng trưởng kinh tế. Như vậy, đầu tư XDCB đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tới sản lượng và thu nhập. Khi tiếp cận với đầu tư XDCB, người ta thường muốn có một định nghĩa ngắn gọn. Để đáp ứng nhu cầu này, có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Một số định nghĩa thông dụng như: (i) Đầu tư XDCB của hiện tại là phần tăng thêm giá trị xây lắp do kết quả sản xuất trong thời kỳ đó mang lại. (ii) Đầu tư XDCB là việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của chính sách kinh tế thông qua chính sách đầu tư XDCB. (iii) Đầu tư XDCB là một hoạt động kinh tế đem một khoản tiền đã được tích lũy để sử dụng vào XDCB nhằm mục đích sinh lợi. (iv) Đầu tư XDCB là sử dụng nguồn vốn để tạo ra các sản phẩm xây dựng mới để từ đó kiếm thêm được một khoản tiền lớn hơn.

Như vậy, từ những đặc điểm chung thống nhất có thể nêu một định nghĩa được nhiều người chấp nhận như sau: Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động kinh tế đưa các loại nguồn vốn để sử dụng vào xây dựng cơ bản nhằm mục đích sinh lợi.

1.2.1.2. Ngân sách nhà nước và ngân sách quốc phòng

Điều 1 Luật Ngân sách Nhà nước của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 về ngân sách nhà nước: „„Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Luật này quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế, là một công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước thực hiện huy động và phân phối vốn đầu tư thông qua hoạt động thu, chi NSNN.

„„Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”.

„„Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”.

Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất về lập pháp quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

NSQP là một bộ phận của NSNN, là toàn bộ các khoản thu, chi của quân đội đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quân đội.

1.2.1.3. Đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong quân đội

Hoạt động đầu tư XDCB là một trong những hoạt động quan trọng của bất kỳ nhà nước nào (nhất là các nước đang phát triển) nhằm mở rộng quy mô và đổi mới kỹ thuật của các hoạt động KT - XH... Tái sản xuất mở rộng, tăng TSCĐ sản xuất và phi sản xuất. Đầu tư cơ bản được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hoặc khôi phục, cải tạo mở rộng công trình sẵn có và mua sắm TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động này nhằm thực hiện mục đích Nhà nước và các tổ chức kinh tế khác bỏ vốn, vay vốn để đầu tư xây dựng.

Theo Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại Điều 3 - Giải thích từ ngữ, khái niệm đầu tư được hiểu: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhà đầu tư bao gồm: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Hộ kinh doanh, cá nhân; Tổ chức, cá nhân nước ngoài; và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Có nhiều loại đầu tư: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp (cho vay); đầu tư ngắn hạn trung hạn và dài hạn Đầu tư dài hạn thường gắn với đầu tư xây dựng tài sản cố định - gắn với đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, có thể hiểu:

Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hoá hay khôi phục các tài sản cố định.

Theo đó, đầu tư XDCB từ ngân ngân sách nhà nước là hoạt động sử dụng vốn ngân sách để tiến hành đầu tư XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hoá hay khôi phục các tài sản cố định cho nền kinh tế.

Đầu tư XDCB từ NSNN trong quân đội là hoạt động đầu tư XDCB mà nhà nước giao cho các đơn vị thuộc BQP làm chủ đầu tư để đầu tư xây dựng các dự án, công trình nhằm đạt được mục đích QP - AN.

1.2.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở cấp Binh chủng-BQP. chủng-BQP.

1.2.2.1. Khái niệm, nội dung quản lý đối với đầu tư XDCB từ NSNN

Quản lý đối với đầu tư XDCB từ NSNN là việc nhà nước sử dụng các công cụ chính sách tác động vào các chủ thể tham gia trong quá trình tạo ra sản phẩm XDCB phục vụ cho nền kinh tế.

Quá trình quản lý đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước ở cấp Binh chủng-BQP bao gồm các nội dung sau:

Một là, lập kế hoạch, đấu thầu, thẩm định, phê duyệt đầu tư XDCB.

Kế hoạch là một công cụ nhằm định hướng, tổ chức và điều khiển các hoạt động kinh tế. Đó là các chương trình, mực tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu trong từng thời kỳ do Nhà nước đặt

ra. Đặc điểm của kế hoạch hóa định hướng là Nhà nước đưa ra chương trình, mực tiêu phấn đấu cho các ngành, địa phương, các giải pháp chung; còn thực hiện mục tiêu đó bằng cách nào là do các tổ chức cơ sở. Hệ thống kế hoạch hóa định hướng bao gồm các thông tin hướng dẫn, các dự báo thị trường, khoa học - công nghệ, chiến lược phát triển ngành, vùng, kế hoạch 5 năm, hàng năm và các chương trình dự án. Đặc trưng của kế hoạch hóa định hướng là do dài hạn, các cân đối chủ yếu để đảm bảo ổn định ở tầm vĩ mô. Kế hoạch không đảm bảo chất, thiếu cơ sở khoa học sẽ gây hậu quả xấu cho phát triển kinh tế, cũng như đối với doanh nghiệp.

Kế hoạch hoá đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nướcở cấp Binh chủng-BQP. Thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở quan trọng để các ngành, các lĩnh vực chủ động đẩy mạnh đầu tư có định hướng, cân đối, tránh được hiện tượng đầu tư chồng chéo, thiếu đồng bộ, lãng phí nguồn lực của đất nước nói chung và địa phương nói riêng.

Kế hoạch hoá đầu tư XDCB trước hết phải xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý, xác định ưu tiên đầu tư vào bộ phận nào, đầu tư như thế nào và đầu tư bao nhiêu thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất từ đó xác định được cơ cấu vốn đầu tư theo ngành và cơ cấu vốn đầu tư theo nhóm dự án (A, B, C).

Sau khi xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý phải lập được quy hoạch đầu tư và dựa vào quy hoạch để lập kế hoạch vốn đầu tư nhằm xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ nhất định và cho thời hạn xác định.

Trong đầu tư xây dựng cơ bản, việc xác định đúng khâu quy hoạch, kế hoạch để thực hiện dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng an ninh của dự án đầu tư. Đây là một

trong những khâu quan trọng, nếu xác định sai lệch không những dẫn đến đầu tư không có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém mà thậm chí còn dẫn đến hậu quả khó lường, cản trở đến phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng của một vùng, một khu vực. Lãng phí, thất thoát vốn trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB từ vốn Ngân sách nhà nước thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:

Đầu tư không có quy hoạch, không theo quy hoạch, hoặc quy hoạch sai không phù hợp với đặc điểm kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động... dẫn đến không phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của BQP nói riêng và của cả nước nói chung. Công tác lập và duyệt quy hoạch không được thực hiện hoàn chỉnh, không đồng bộ ở các cấp, các đơn vị cũng là nhân tố gây nên lãng phí.

Sự lựa chọn địa điểm đầu tư sai: Bố trí địa điểm đầu tư gần nguồn nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với đặc điểm tài nguyên, vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu...có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của dự án cả trước mắt và lâu dài. Vì vậy có kế hoạch chu đáo cho sự lựa chọn sai địa điểm đầu tư sẽ gây lãng phí, thất thoát vốn lớn trong đầu tư.

Việc bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm cũng là khâu dễ gây ra lãng phí, thất thoát, tiêu cực dẫn đến tham nhũng bởi các hiện tượng như: Bố trí các danh mục dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm quá phân tán, không sát với tiến độ thi công của dự án đã được phê duyệt. Danh mục dự án đầu tư càng nhiều, thời gian đầu tư càng bị kéo dài, dẫn đến lãng phí; Không đủ điều kiện để bố trí kế hoạch vẫn ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm làm cho việc tiển khai kế hoạch gặp khó khăn, phải chờ đợi, hoặc có khi có khối lượng thực hiện vẫn không đủ điều kiện thanh toán; Bố trí kế hoạch không theo sát các mục tiêu định hướng của chiến lược, của kế hoạch 5 năm... cũng sẽ dẫn đến

gián tiếp làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư sau này, bởi vì khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng sẽ thiếu tính đồng bộ với các hoạt động khác của các ngành và của toàn xã hội.

Tóm lại công tác quy hoạch, kế hoạch, việc lựa chọn địa điểm đầu tư đúng, bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm một cách hợp lý là một trong những yêu cầu mà quản lý trong đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước phải quan tâm. Việc đánh giá quản lý nhà nước ở giai đoạn này dựa trên những vấn đề sau đây: 1) Công tác lập và duyệt quy hoạch có đồng bộ và hoàn chỉnh không? 2) Bố trí kế hoạch đầu tư đúng hay không? 3) Lựa chọn địa điểm đầu tư đúng hay không?

Đầu tư XDCB từ vốn NSNN có đặc điểm nổi bật là thời gian dài, vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nên cần tính toán, lập báo cáo đầu tư chi tiết để giảm thiểu khả năng rủi ro khi quyết định đầu tư. Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định

Thẩm định dự án đầu tư XDCB là việc kiểm tra lại các điều kiện quy định phải đảm bảo của một dự án đầu tư trước khi phê duyệt dự án, quyết định đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển phải được thẩm định. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tuỳ theo từng loại dự án đó là các điều kiện nhằm đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ; các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư; đảm bảo an toàn về tài nguyên, môi trường; các vấn đề xã hội của dự án.

Sau khi thẩm định dự án đầu tư, nếu dự án đạt được những yêu cầu cơ bản về nội dung thẩm định dự án và có tính khả thi cao thì cơ quan có thẩm

quyền sẽ ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư để có thể triển khai ở khâu thiết kế dự toán.

Hai là, tổ chức triển khai đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước.

Trong triển khai các dự án đầu tư XDCB, tổ chức đấu thầu, quản lý tiến độ thi công xây dựng hợp lý là rất cần thiết để hạn chế nhất những lãng phí và kém hiệu qủa trong triển khai thực hiện.

Như vậy, việc đánh giá quản lý trong khâu này cần chú ý đến dựng có hợp lý không? 2) Công tác giải phóng mặt bằng của Chủ đầu tư có kịp thời không? 3) Công tác lựa chọn nhà thầu có đảm bảo công khai, minh bạch không?

Chất lượng công trình được xác định dựa theo hồ sơ thiết kế trước khi sản xuất sản phẩm. Do đặc điểm công trình xây dựng có qui mô và giá trị lớn, không di chuyển được nên việc mua bán được thoả thuận ngay trước khi xây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 25)