Khái quát về binh chủng Công binh-BQP và quy mô đầu tƣ xây dựng cơ bản ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 47 - 52)

cơ bản ở Binh chủng Công binh - BQP

3.1.1. Tổ chức, nhiệm vụ của Binh chủng Công binh

Binh chủng Công binh là Binh chủng kỹ thuật trực thuộc BQP, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và BQP, thực hiện chức năng tham mưu cho BQP và chỉ đạo Công binh toàn quân về tổ chức lực lượng công binh, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng công trình chiến đấu, phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn, rà phá bom mìn. Là đầu mối chỉ huy các đơn vị Công binh dự bị chiến lược của BQP và chỉ đạo các đơn vị Công binh toàn quân thực hiện công tác bảo đảm kỹ thuật công binh.

* Về tổ chức, biên chế của Binh chủng Công binh

Tổ chức, biên chế của Binh chủng được thực hiện theo Quyết định số 502/QĐ-TM ngày 16/6/ 2007 của Bộ Tổng tham mưu gồm các đầu mối trực thuộc.

- Khối cơ quan Binh chủng gồm: + Bộ Tham mưu

+ Cục Chính trị + Cục Hậu cần + Cục Kỹ thuật

+ Phòng Tài chính + Văn phòng

- Khối các đơn vị trực thuộc:

+ Đơn vị dự toán; các đơn vị sẵn sàng chiến đấu trực thuộc Binh chủng có 6 Lữ đoàn, 2 Nhà trường và 1 Tiểu đoàn vật cản gồm: Lữ đoàn 229, Lữ đoàn 239, Lữ đoàn 249, Lữ đoàn 279, Lữ đoàn 72, Lữ đoàn 293, Trường Sĩ quan Công binh, Trường Trung cấp kỹ thuật Công binh và Tiểu đoàn 93.

+ Doanh nghiệp: Gồm có 2 Nhà máy quốc phòng Công ty TNHH MTV 49 và Công ty TNHH MTV 756 chuyên sửa chữa lớn xe máy công binh.

+ Các đơn vị khác: Trung tâm Công nghệ và xử lý bom mìn, Trung tâm Tư vấn Khảo sát thiết kế công trình quốc phòng, Ban quản lý dự án DKI, Ban quản lý dự án 756, Viện Kỹ thuật Công binh.

* Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Binh chủng Công binh

- Tham mưu cho BQP về tổ chức, biên chế, trang bị, sử dụng lực lượng công binh và tổ chức thiết bị chiến trường, xây dựng công trình chiến đấu, phòng chống bảo lụt, tìm kiếm cứu nạn và chỉ đạo các đơn vị thực hiện.

- Chỉ huy các đơn vị Công binh chiến lược trực thuộc binh chủng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ phòng chống bảo lụt, tìm kiếm cứu nạn, thực hiện việc khảo sát thiết kế và xây dựng các công trình chiến đấu có quy mô lớn, xây dựng sở chỉ huy cấp chiến dịch, chiến lược, xây dựng và bảo vệ các công trình, tổ chức đào tạo sĩ quan Công binh, chỉ đạo các đơn vị Công binh toàn quân thực hiện công tác kỹ thuật công binh, tổ chức sản xuất, cải tiến, sửa chữa vật tư kỹ thuật, vũ khí, khí tài, xe máy công binh, chỉ đạo công tác rà phá bom mìn, vật nổ đối với các đơn vị toàn quân.

Từ đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của mình các đơn vị trực thuộc Binh chủng Công binh được bố trí đóng quân trải rộng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, một số đơn vị thực hiện nhiệm vụ phân tán vùng sâu, rừng núi, nơi có điều kiện kinh tế xã hội chậm phát triển, khí hậu độc hại, khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt của bộ đội gặp không ít khó khăn, đặc biệt hệ thống kho chiến lược cất giữ vũ khí, trang bị công binh để bảo đảm cho Công binh toàn quân với yêu cầu an toàn và bí mật được xây dựng tại các khu xa dân cư trong hệ thống hang động, công trình ngầm, hiện nay hệ thống kho tàng, nhà xe, nhà xưởng và khu sinh hoạt của bộ đội đều xuống cấp nghiêm trọng, đòi hỏi phải cải tạo, nâng cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Binh chủng Công binh đã chủ động tham mưu, đề xuất với BQP cho phép lập các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp các kho công binh, các công trình doanh trại phục vụ sinh hoạt học tập và công tác của bộ đội. Xuất phát từ tổ chức, nhiệm vụ của Binh chủng phức tạp và đa dạng; ngân sách nói chung, ngân sách đầu tư XDCB nói riêng có qui mô lớn, nội dung chi phong phú. Do đó, đòi hỏi công tác quản lý phải khoa học, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Tổ chức, biên chế của Binh chủng Công binh được thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức biên chế của Binh chủng Công binh/BQP

3.1.2. Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở Binh chủng Công binh

- Việc thực hiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB được thực hiện trên cơ sở Thông tư số 108/2010/TT-BQP ngày 30/8/2010 của Bộ trưởng BQP về phân cấp, uỷ quyền, quyết định dự án đầu tư và xây dựng trong BQP.

- Binh chủng thực hiện việc quản lý trực tiếp, là chủ đầu tư đối với các dự án, công trình có quy mô, giá trị lớn thông qua Ban quản lý XDCB để quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng công trình đến khi hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng và thanh quyết toán. Công trình phổ thông khác thuộc các đầu mối trực thuộc binh chủng được Tư lệnh Binh chủng giao hoặc đề nghị Bộ giao cho đơn vị làm Chủ đầu tư.

- Các đơn vị trực thuộc căn cứ kế hoạch đầu tư được phê duyệt và ngân sách, nhiệm vụ được giao trong năm, thực hiện lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, Thiết kế KTTC-Dự toán, trình các cơ quan chức năng thẩm định, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (Cục Hậu cần) chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định Dự án, Báo cáo KT-KT, Thiết kế - Dự toán, trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

3.1.3. Quy mô đầu tư xây dựng cơ bản

Từ năm 2011 đến nay, hoạt động đầu tư XDCB được bố trí hàng năm không đều tùy theo số lượng, kế hoạch thực hiện và quy mô của từng dự án đầu tư xây dựng.

Bảng 3.1: Cơ cấu vốn đầu tƣ XDCB qua các

Đơn vị tính:Triệu đồng Stt Năm Tổng VĐT Trong đó Số dự án, công trình Bình quân Số tiền / Công trình NSĐT TT của NN NSQP thƣờng xuyên 1 2011 48.200 12.000 34.100 18 2.460 2 2012 106.237 64.036 41.200 28 3.732 3 2013 98.670 56.100 43.500 22 4.249 4 2014 114.100 64.850 48.140 25 4.303 5 2015 96.120 45.180 48.540 21 4.419 Cộng 472.827 248.547 224.280 132 3.582

(Nguồn: Phòng Doanh trại Binh chủng Công binh/BQP)

Qua số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, nguồn vốn đầu tư cho XDCB ở Binh chủng trong 5 năm trở lại đây luôn theo xu hướng tăng cả về quy mô cũng như giá trị. Năm 2012 số vốn đầu tư XDCB của Binh chủng Công binh được BQP bố trí tăng gần 118% so với năm 2011 nhưng số lượng công trình chỉ

tăng có 6 công trình (từ 20 lên 26 công trình), điều này cho thấy công tác đầu tư XDCB được bố trí tăng cả số lượng, giá trị tổng thể và giá trị bình quân của từng công trình riêng lẻ, năm 2009 tổng số vốn 48,2 tỷ đồng trên 20 công trình bình quân 2,445 tỷ đồng trên 1 công trình nhưng năm 2012 tổng số vốn 106,217 tỷ đồng trên 26 công trình bình quân 3,532 tỷ đồng trên 1 công trình. Năm 2013, 2012 tổng số vốn đầu tư XDCB của Binh chủng không có biến động lớn, tuy nhiên số vốn đầu tư bình quân của từng công trình riêng lẻ vẫn theo xu hướng tăng, năm 2013 là 4,249 tỷ đồng trên 1 công trình, năm 2014 là 4,203 tỷ đồng trên 1 công trình. Năm 2015 do thực hiện chính sách của NN mục tiêu kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm đầu tư công do đó số vốn đầu tư XDCB của Binh chủng Công binh có giảm đi so với các năm trước, tuy nhiên, số vốn đầu tư bình quân của từng công trình riêng lẻ theo chiều hướng tăng ở mức 4,319 tỷ trên một công trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 47 - 52)