3.2. Phân tích thực trạng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN ở Binh chủng
3.2.1. Lập kế hoạch, đấu thầu, thẩm định, phê duyệt đầu tư XDCB
* Lập kế hoạch đầu tƣ
Quá trình tiến hành lập kế hoạch đầu tư được thực hiện trên cơ sở các điều kiện và nguyên tắc sau:
- Về điều kiện:
+ Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và có chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền.
+ Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước ngày 25 tháng 10 năm trước năm kế hoạch. Thời gian thực hiện dự án nhóm B không quá 5 năm, các dự án nhóm C không quá 3 năm.
- Về nguyên tắc:
+ Đảm bảo các điều kiện về đầu tư xây dựng.
+ Tập trung đầu tư cho các dự án trọng điểm cần hoàn thành trong năm. đặc biệt là các dự án đã đưa vào sử dụng và đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành mà còn thiếu vốn. Hạn chế đầu tưphân tán, dàn trải.
Theo quy định của Luật Xây dựng để triển khai nhiệm vụ đầu tư xây dựng phải thực hiện lập kế hoạch phân bổ, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư năm.
- Lập kế hoạch: việc lập kế hoạch đầu tư được tiến hành theo trình tự nhất định. Cụ thể:
Trước hết phải căn cứ vào chỉ thị hàng năm của Bộ trưởng BQP về kế hoạch đầu tư phát triển bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, đơn vị đầu mối trực thuộc Binh chủng lập nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư XDCB gửi Binh chủng, các cơ quan chức năng của Binh chủng thẩm định báo cáo Thường vụ đảng uỷ thủ trưởng Bộ Tư lệnh, sau khi được thông qua Binh chủng lập kế hoạch báo cáo BQP qua các cơ quan chức năng của Bộ.
Tiếp theo Phòng Doanh trại và các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp thẩm tra, tổng hợp báo cáo BQP dự kiến đầu tư đến từng danh mục dự án gửi cơ quan nhà nước theo quy định.
- Phân bổ và thông báo kế hoạch thanh toán
Căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách hàng năm và Quyết định giao kế hoạch vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Kế hoạch và Đầu tư, thông báo chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư cho các đơn vị và chủ đầu tư theo từng danh mục dự án.
khai kế hoạch thanh toán theo mục lục ngân sách gửi về Kho bạc NN (đối với các dự án thanh toán qua Kho bạc NN), gửi về Cục tài chính (với những dự án thanh toán trong BQP) làm cơ sở thanh toán vốn đầu tư của dự án.
* Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng
Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu là một khâu quan trọng trong quản lý đầu tư XDCB tại Binh chủng Công binh. Binh chủng duy trì tốt chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu: Quá trình lựa chọn nhà thầu được Binh chủng chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, từ bước lập, thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu đến các bước chuẩn bị và triển khai tổ chức lựa chọn nhà thầu, bảo đảm các nhà thầu tham gia quá trình đầu tư xây dựng của Binh chủng đều có đủ năng lực, kinh nghiệm, chất lượng, tiến độ theo đúng quy định của Nhà nước và BQP.
Hiện nay, theo quy định về phân cấp uỷ quyền của BQP, với các dự án đầu tư XDCB do Bộ quyết định đầu tư phải trình Bộ phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Đối với các dự án đã và đang thực hiện tại Binh chủng mà do BQP quyết định đầu tư, kế hoạch đấu thầu có thể được lập và phê duyệt theo dự án hoặc lập và phê duyệt theo giai đoạn. Căn cứ vào phân khai kế hoạch vốn hàng năm, kế hoạch triển khai thực hiện từng dự án, đơn vị tiến hành phân chia các gói thầu, sau đó lập tờ trình xin phê duyệt kế hoạch đấu thầu trình Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP thẩm định và trình thủ trưởng Bộ phê duyệt.
Đối với dự án, công trình do Binh chủng được uỷ quyền quyết định đầu tư, các đơn vị được giao làm chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu, trình Cục Hậu cần Binh chủng thẩm định báo cáo Tư lệnh phê duyệt.
Sau khi kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, Binh chủng chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung còn lại của quá trình đấu thầu. Trong thời gian qua, việc
theo đúng quy định của pháp luật. Cơ chế quản lý đấu thầu từ Nghị định số 111/2006/NĐ-CP đến Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, với BQP là Thông tư 75/2010/TT-BQP hướng dẫn chi tiết một số nội dung về đấu thầu trong BQP.
Từ năm 2011 đến nay, Binh chủng đã lập và trình BQP phê duyệt tổng số 150 kế hoạch đấu thầu với tổng số 240 gói thầu cho 132 dự án, công trình xây dựng cơ bản (bao gồm các gói thầu xây lắp, mua sắm lắp đặt thiết bị và các gói thầu tư vấn) được nêu tại bảng 3.2. Việc phân chia gói thầu và hình thức, phương thức đấu thầu thực hiện trên cơ sở quy định của Luật đấu thầu. Tỷ lệ đấu thầu theo từng loại hình trong tổng số các gói thầu đã thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015 như sau: đấu thầu rộng rãi (6,25%); đấu thầu hạn chế (20,8%); chỉ định thầu (61,7%); chào hàng cạnh tranh (11,25%).
Bảng 3.2: Tổng hợp các gói thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu theo từng dự án giai đoạn 2011-2015 Số dự án, công trình Số kế hoạch đấu thầu Số gói thầu Số lƣợng gói thầu Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu hạn chế Chỉ định thầu Chào hàng cạnh tranh 130 148 238 13 40 140 25 Tỷ lệ (%) 5,25 19,8 60,5 10,15
(Nguồn: Phòng Doanh trại- Binh chủng Công binh/BQP)