Phương pháp logic lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 41 - 44)

2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu

2.1.1.Phương pháp logic lịch sử

Phương pháp logic- lịch sử là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng theo đúng trật tự thời gian như nó đã từng diễn ra trong quá khứ. Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Phương pháp này hướng đến mục tiêu tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng thể hiện ở mô tả đầy đủ, cụ thể tính chất quanh co, phức tạp, bao gồm những cái ngẫu nhiên, cái tất yếu và tính đa dạng. Phương pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tượng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ nhiều sự vật hiện tượng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng. Phương pháp lịch sử là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu, vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật, hiện tượng tương đồng đã xảy ra trước đó.

Đề tài “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Binh chủng công binh – Bộ quốc phòng” sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho nghiên cứu trong giai đoạn cụ thể 2011-2015.

Phương pháp logic, theo Ăng ghen, không phải là cái gì khác phương pháp lịch sử, chỉ có điều là nó thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên, pha trộn. Lịch sử bắt đầu từ đâu, quá trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó và sự vận động tiếp tục thêm nữa của nó chẳng qua là sự phản ánh

quá trình lịch sử dưới một hình thức trừu tượng và nhất quán về mặt lý luận. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp logic không đi sâu vào toàn bộ diễn biến, những bước quanh co, thụt lùi lịch sử mà, nó bỏ qua những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra mà nắm lấy bước phát triển tất yếu, nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử. Như vậy, phương pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phản ánh dưới hình thức trừu tượng và khách quan bằng lý luận. Có nghĩa là phương pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản. Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình lịch sử.

Phương pháp lô-gic lịch sử được tác giả sử dụng xuyên suốt trong luận văn nhằm đảm bảo tính thống nhất và toàn diện của mạch nghiên cứu.

2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là một trong những nguốn dữ liệu vô cùng quan trọng trong mọi nghiên cứu. Để thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định dữ liệu các loại dữ liệu thu thập phải được xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp này tác giả xác định dữ liệu phải gồm những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phù hợp và đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu.

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài này. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh đây là điểm ưu việt hẳn của dữ liệu thứ cấp. Thuộc tính này được quyết định bởi chỗ dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Vì vậy, thời gian tập hợp dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng và thường chỉ mất vài giờ hoặc

vài ngày. Chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với lượng tiền cần thiết để có được các dữ liệu sơ cấp. Sở dĩ như vậy là vì dữ liệu thứ cấp phần lớn có trong các thư viện, mà với các nguồn này thì chi phí thấp hơn nhiều, thậm chí bằng không. Dữ liệu thứ cấp có tính sẵn sàng và thích hợp. Đặc tính này phản ánh tính ưu việt của thông tin từ các dữ liệu thứ cấp ở chỗ, chúng có thể được dùng ngay vào một mục tiêu cụ thể nào đó mà không phải mất, hoặc mất rất ít thời gian công sức để gia công, chế biến và xử lý chúng.

Vì những ưu điểm của nó, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu các luận văn đã nghiên cứu trước có cùng chủ đề hoặc các nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông, các báo cáo của các cấp ban ngành liên quan đến vấn đề quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 khi tác giả muốn xây dựng một khung khổ lý thuyết cho vấn đề quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước một cách có hệ thống làm cơ sở cho việc nghiên cứu xuyên suốt luận văn. Những công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách; những đề tài khoa học; những bài báo giấy cũng như báo mạng liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận văn là những dữ liệu hữu ích giúp tác giả nắm bắt được tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như có cái nhìn đa chiều để lựa chọn hướng nghiên cứu phù hợp. Ở chương 3, tác giả sử dụng phương pháp này nhằm tập hợp các số liệu, báo cáo về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở Binh chủng công binh – Bộ quốc phòng.

Các số liệu được đưa ra trong luận văn đều được trích dẫn từ các nguồn cung cấp thông tin chính thức như Niên giám thống kê, các Nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Bộ quốc phòng và các cơ quan liên quan về quả lý đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước,… nên đây là các

nguồn thông tin có độ tin cậy cao. Tất nhiên trong quá trình nghiên cứu, khó có thể loại trừ các sai lệch của số liệu phát sinh từ quá trình thu thập và xử lý thông tin của chính các cơ quan cung cấp thông tin, nhưng đối với luận văn cao học này, các thông tin do các đơn vị chính thức cung cấp được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất và chúng được lấy làm căn cứ cho việc nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 41 - 44)