Tổ chức triển khai đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 55 - 70)

3.2. Phân tích thực trạng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN ở Binh chủng

3.2.2.Tổ chức triển khai đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước

Việc thanh toán vốn đầu tư XDCB ở Binh chủng Công binh được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

Trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư đã được phân bổ, tiến độ thực hiện xây dựng và kết quả nghiệm thu khối lượng xây lắp, các chủ đầu tư tiến hành làm thủ tục tạm ứng, thanh toán cho các nhà thầu theo quy định tại Thông tư số 05/2012/TT-BQP ngày 31/01/2012 của BQP Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư trong QĐ:

+ Đối với thanh toán tạm ứng

Sau khi có kết quả đấu thầu, chủ đầu tư báo cáo kết quả đấu thầu gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu làm cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu ký kết hợp đồng.

Hợp đồng được hai bên soạn các điều khoản và tổ chức thương thảo trên cơ sở các quy định của Bộ Luật dân sự, Luật Xây dựng, Luật Thương mại, Luật NSNN và kết quả đấu thầu. Ngay sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết, chủ đầu tư làm thủ tục tạm ứng cho nhà thầu gửi cơ quan thanh toán tối đa không quá 50% giá trị của hợp đồng và không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho gói thầu, dự án.

Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng và thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và được thể hiện trong hợp đồng.

+ Đối với thanh toán khối lượng hoàn thành

Khi có khối lượng xây lắp hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thi công và đủ điều kiện thanh toán. Cơ quan tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm tra giá trị khối lượng hoàn thành, sau đó lập các giấy tờ liên quan gửi cơ quan thanh toán để làm thủ tục thanh toán cho nhà thầu thi công. Việc thanh toán giá trị khối lượng công việc hoàn thành trên nguyên tắc

phải thu hồi vốn tạm ứng qua các lần thanh toán giai đoạn cho đến khi giá trị khối lượng thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng.

Công tác thanh toán vốn đầu tư các công trình, dự án XDCB được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Tình hình giải ngân vốn đầu tƣ XDCB qua các năm

Đơn vị tính:Triệu đồng

TT Năm Vốn kế hoạch Vốn giải ngân Tỷ lệ (%) vốn giải ngân so với KH 1 2009 45.200 43.756 91 2 2010 105.237 100.143 92 3 2011 98.560 100.950 96 4 2012 115.100 113.100 98 5 2013 95.220 95.220 98 Cộng 459.317 453.149 96,5

(Nguồn: Phòng Doanh trại - Binh chủng Công binh)

Từ số liệu của bảng 3.3 trên cho chúng ta thấy tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, các nhà thầu đã có nhiều cố gắng trong triển khai thi công, lập hồ sơ thanh toán kịp thời nên tỷ lệ vốn được các cơ quan thanh toán chấp nhận giải ngân với tỷ lệ ngày càng cao. Qua bảng trên cũng cho chúng ta thấy công tác nghiệm thu khối lượng

ngày càng được thực hiện tốt hơn, các nhà thầu đã chủ động cùng với chủ đầu tư theo dõi chặt chẽ khối lượng thực hiện và cập nhật kịp thời tình hình thi công vào sổ nhật ký thi công trên công trường.

Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, các đơn vị được giao làm chủ đầu tư phải gửi đến cơ quan thanh toán vốn đầu tư các tài liệu cơ sở của dự án (các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi 01 lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung, điều chỉnh), bao gồm:

- Đối với dự án chuẩn bị đầu tư:

+ Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt

+ Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu - Đối với dự án thực hiện đầu tư

+ Dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có).

+ Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật.

+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng.

Ngoài tài liệu cơ sở của dự án theo quy định, khi tạm ứng vốn, các đơn vị chủ đầu tư thuộc Binh chủng Công binh gửi đến Kho bạc NN hoặc cơ quan thanh toán vốn các tài liệu sau:

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

+ Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu có thỏa thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).

+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng.

Toàn bộ khối lượng phát sinh được ghi nhận và chỉ thanh toán sau khi được phê duyệt.

Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thời hạn thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trong đó có thanh toán để thu hồi vốn đã tạm ứng). Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án.

Những quy định về tạm ứng, thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành được Binh chủng Công binh tổ chức thực hiện nghiêm túc, khách quan, đúng quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua công tác triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình ở Binh chủng luôn thực hiện đúng trình tự , thủ tục về đầu tư.

* Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình

- Quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (tổng mức đầu tư) là khái toán chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình (dự án) được xác định trong giai đoạn lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn NSNN thì tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà Chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư đã được duyệt là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng.

Binh chủng Công binh có hai Ban quản lý dự án chuyên trách được BQP quyết định thành lập thực hiện nhiệm vụ và hưởng chế độ tiền lương phụ cấp theo chế độ đơn vị dự toán chi phí cho Ban quản lý được xác định trong tổng dự toán công trình theo định mức quy định tại Quyết định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, các cơ quan đơn vị khác trong Binh chủng được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư thành lập Ban quản lý kiêm nhiệm để quản lý dự án, chi phí cho Ban quản lý hoạt động được xác định trong tổng dự toán, dự toán công trình. Ban quản lý kiệm nhiệm chỉ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không được hưởng tiền lương, phụ cấp lương, tiền công và được chi phí một số khoản phục vụ cho công tác quản lý dự án. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch vốn được phân bổ, Binh chủng tiến hành phân khai vốn đầu tư, trong số đó bố trí một số vốn nhất định cho chi phí ban quản lý nhưng không được quá số vốn đã được xác định trong tổng dự toán, dự toán công trình đã phê duyệt.

xác định theo tỷ lệ (%) trong dự toán công trình. Binh chủng thực hiện thanh toán cho nhà thầu tư vấn theo giá trị được ghi trong dự toán, hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu và theo tiến độ công trình.

Đối với các khoản chi như chi phí giám sát, chi phí lựa chọn nhà thầu, chi phí thẩm tra thiết kế, dự toán; chi phí khác được xác định trong dự toán công trình. Binh chủng thanh toán cho các nhà thầu theo đơn giá hợp đồng đã ký nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm và hạn mức trong dự toán đã được duyệt.

- Quản lý định mức dự toán xây dựng cơ bản

Quản lý định mức dự toán xây dựng được Binh chủng Công binh thực hiện trên cơ sở của bộ định mức được Bộ Xây dựng ban hành; bao gồm: “Định mức dự toán xây dựng công trình” ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ Xây dựng, “Định mức vật tư xây dựng cơ bản” ban hành kèm theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BXD ngày 24/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, “Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình” ban hành kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đây là những tài liệu quan trọng để các cơ quan chức năng của Binh chủng thực hiện việc đối chiếu, thẩm định phê duyệt dự toán công trình đồng thời củng là cơ sở để so sánh nhằm tìm ra những lỗi trong dự toán đã được duyệt và khối lượng mà nhà thầu báo cáo, từ đó làm cơ sở cho công tác thanh toán, quyết toán giá trị khối lượng hoàn thành.

Định mức dự toán là định mức kinh tế kỹ thuật xác định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng xây lắp.

đối với những công tác xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng công trình thì chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thi công áp dụng định mức của Nhà nước sau khi báo cáo cấp có thẩm quyền xét duyệt.

Định mức được áp dụng để lập đơn giá xây dựng cơ bản, là cơ sở để lập dự toán xây lắp công trình.

Trường hợp những loại công tác xây lắp mà yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công khác với quy định trong định mức dự toán thì chủ đầu tư đơn vị tư vấn căn cứ vào hồ sơ thiết kế, các định mức tương tự lập định mức đơn giá phù hợp cho việc lập dự toán và trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

- Quản lý giá xây dựng công trình

Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp, bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1 m3 tường gạch, 1 m3 bê tông...từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả chi phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục). Đơn giá xây dựng công trình được các địa phương xây dựng thành bộ đơn giá gốc thống nhất làm cơ sở để lập dự toán công trình. Ngoài bộ đơn giá gốc, khi lập dự toán công trình, việc lập dự toán còn phải căn cứ vào các quy định sau đây:

- Đối với chi phí vật liệu: căn cứ vào thông báo giá vật liệu hàng tháng, quý của từng địa phương do liên Sở Tài chính - Xây dựng ban hành để lập phần chênh lệch vật liệu theo thời điểm.

- Đối với chi phí nhân công và chi phí máy thi công: căn cứ vào hệ số nhân công và hệ số ca máy từng thời điểm do Nhà nước quy định.

- Binh chủng Công binh có các đơn vị đóng quân trên cả 3 miền, thuộc nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Vì vậy, việc thường xuyên cập nhật các văn bản liên quan đến đơn giá, định mức, giá vật liệu xây dựng, chế độ áp dụng của từng tỉnh, thành làm cơ sở để quản lý chặt chẽ giá vật tư, hàng hóa.

* Công tác quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản

- Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách năm

Hàng năm, khi kết thúc năm ngân sách các cơ quan, đơn vị trực thuộc Binh chủng tiến hành khóa sổ và quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách cùng với việc quyết toán toàn bộ các khoản chi ngân sách trong năm của đơn vị mình, Binh chủng Công binh thực hiện thẩm định quyết toán cho các đơn vị sau đó tổng hợp quyết toán vốn đầu tư XDCB trong năm với BQP, quy trình thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư hàng năm tuân thủ theo hướng dẫn của Cục Tài chính BQP về quyết toán ngân sách năm.

- Quyết toán dự án, công trình hoàn thành

Trong những năm qua, Binh chủng Công binh luôn quan tâm đến quyết toán các dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Công tác quyết toán dự án hoàn thành được giao cho các cơ quan chức năng thực hiện trong đó lấy cơ quan tài chính làm trung tâm. Việc triển khai quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện theo qui định tại Thông tư số 210/2011/TT-BQP ngày 28/11/2011 của BQP quy định quyết toán dự án hoàn thành thuộc các nguồn vốn đầu tư trong QĐ, những trình tự cụ thể thực hiên như sau:

- Nội dung quyết toán vốn đầu tư

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả

phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư. Giá trị đề nghị quyết toán của từng hạng mục công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hạng mục đó.

Chi phí xây dựng công trình phải theo đúng chế độ quy định của NN và BQP, bao gồm:

- Chi phí xây dựng: Trong chi phí xây dựng được chi tiết như sau: + Chi phí vật liệu: là toàn bộ giá theo dự toán và phần chênh lệch giá do nhà nước điều chỉnh tại thời điểm nghiệm thu công trình.

+ Chi phí nhân công: là giá theo dự toán và phần chênh lệch do Nhà nước điều chỉnh hệ số nhân công tại thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình (nếu có).

+ Chi phí máy: là giá theo dự toán và phần chênh lệch do NN điều chỉnh (nếu có) tại thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình.

+ Chi phí chung: tính 5,5% chi phí trực tiếp. + Các loại thuế GTGT theo quy định của NN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 55 - 70)