Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 74 - 78)

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản ở Binh chủng Công binh

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Qua kết quả thực hiện các dự án, công trình dựng cơ bản ở Binh chủng Công binh đã khẳng định được năng lực tổ chức thực hiện dự án đầu tư, năng lực làm chủ đầu tư của các cơ quan, đơn vị thuộc Binh chủng và công tác quản lý đầu tư XDCB của Binh chủng Công binh tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, còn tồn tại một số vấn đề sau:

Một là: Một số đơn vị còn coi nhẹ công tác lập kế hoạch, chưa có định hướng dài hạn, chưa kịp thời rà soát phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng doanh trại cho phù hợp với điều kiện hiện tại và sự phát triển lâu dài của đơn vị. Vì vậy, công tác quy hoạch còn dàn trải, chiếm nhiều quỹ đất, hiệu quả đầu tư chưa cao.

Hai là: Chất lượng lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở chưa tốt do công tác khảo sát địa hình lập dự án, khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công một số đơn vị không tuân thủ trình tự, quy trình kỹ thuật công tác khảo sát, có đơn vị chủ đầu tư chưa căn cứ vào biên chế tổ chức, nhiệm vụ, nhu cầu, các tiêu chuẩn qui định của BQP về đảm bảo diện tích nhà ở cho bộ đội, do đó chất lượng lập dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật một số dự án chưa phù hợp gây ảnh hưởng cho công tác thiết kế lập dự toán và các công tác khác, làm giảm hiệu quả đầu tư gây thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư.

Ba là:Chất lượng lập thiết kế BVTC của nhiều dự án, công trình trong Binh chủng chưa cao do công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn lập thiết kế chưa đáp ứng năng lực kinh nghiệm, chưa tuân thủ, quản lý chặt chẽ khâu nghiệm thu thiết kế BVTC và dự toán. Trong thiết kế chưa lựa chọn được phương án

còn sơ sài chưa sát thực tế do đó quá trình thi công phải phát sinh điều chỉnh, công tác lập dự toán một số dự án, công trình còn sai lệch về khối lượng và đơn giá, công tác thẩm định chưa chặt chẽ có công trình phần thiết kế bản vẽ KTTC có nhưng dự toán không tính dẫn đến còn có dự án sai lệch giá trị dự toán.

Bốn là: Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu một số dự án thực hiện chưa tốt từ các khâu lập kế hoạch đấu thầu, phân chia gói thầu không phù hợp do đó ảnh hưởng đến công tác lựa chọn nhà thầu, có đơn vị chủ đầu tư thực hiện lựa chọn nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm như các gói thầu xây lắp chỉ mới xem xét đến giá trị chào thầu thấp nhất mà chưa quan tâm đánh giá kỹ thuật, phương án, biện pháp thi công, tiến độ thi công dẫn đến thời gian thi công kéo dài, ảnh hưởng chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư.

Năm là: Công tác đàm phán và ký kết hợp đồng ở một số đơn vị chủ đầu tư còn mang tính thủ tục hành chính, chưa xem xét đến các điều khoản cụ thể của hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm, quyền hạn của các bên, dẫn đến tình trạng có các nhà thầu khi triển khai thực hiện năng lực hạn chế, biện pháp thi công không đúng theo hồ sơ dự thầu ảnh hưởng đến chất lượng công trình, hoặc khi dự thầu nhà thầu chủ ý đề nghị đơn giá thấp nhưng khi thanh, quyết toán đề nghị thực hiện theo giá vật tư tại thời điểm thi công và chi phí nhân công, máy thi công theo chế độ làm tăng giá trị công trình, vượt dự toán được phê duyệt nhưng khi xem xét hợp đồng thì điều khoản được điều chỉnh giá hợp đồng rất rộng, phần thiệt thuộc về chủ đầu tư gây ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư làm lãng phí thất thoát ngân sách đầu tư của nhà nước.

Sáu là: Chất lượng thi công một sốcông trình còn hạn chế, công tác kiểm tra chất lượng vật liệu đưa vào công trình chưa thực hiện thường xuyên. Trách nhiệm của một số nhà thầu chưa cao, thi công kéo dài, có nội dung

công việc khi các cơ quan chức năng của Binh chủng kiểm tra còn phải yêu cầu dừng thi công để làm lại.

Bảy là: công tác quyết toán dự án, công trình hoàn thành còn chậm ở cả chủ đầu tư và các cơ quan chức năng thẩm tra quyết toán, một số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã lâu nhưng chủ đầu tư không lập hồ sơ, báo cáo quyết toán giửi các cơ quan chức năng thẩm tra quyết toán, một số công trình, dự án đã gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt quyết toán nhưng các cơ quan chức năng tiến hành chậm phê duyệt quyết toán theo quy định, gây ảnh hưởng đến việc quản lý và bố trí vốn đầu tư, kéo dài tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản, không tất toán được tài khoản của dự án, khó khăn cho công tác quản lý tài sản sau đầu tư.

Tám là: Công tác kiểm tra, giám sát của ban quản lý, giám sát của đơn vị tư vấn thiết kế còn chưa cụ thể, chưa thường xuyên. Đặc biệt năng lực giám sát của chủ đầu tư được giao cho đơn vị có dự án còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa đáp ứng được tiến độ một số hạng mục công trình đòi hỏi thi công khẩn trương, yêu cầu kỹ thuật cao.

Những hạn chế trên bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

* Nguyên nhân khách quan

- Hoạt động xây dựng là lĩnh vực đa dạng, phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước và Bộ quốc phòng về quản lý đầu tư XDCB nhiều, thường xuyên thay đổi.

- Các đơn vị trực thuộc Binh chủng đóng quân phân tán trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, các công trình thuộc dự án đầu tư xa cơ quan điều hành của Binh chủng. Vì vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Binh chủng và các cơ quan chức năng không được thường xuyên, liên tục, sát sao để kịp thời chấn

chỉnh những sai phạm trong quá trình thi công xây dựng.

- Đơn giá, định mức dự toán luôn thay đổi, giá cả vật tư, hàng hóa, dịch vụ luôn biến động theo xu hướng tăng, ngoài ra thiên tai trong những năm qua diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình.

* Nguyên nhân chủ quan

- Công tác lập kế hoạch đầu tư của các cấp, các cơ quan trong Binh chủng chưa thống nhất, chưa sát thực tế do nhu cầu đầu tư XDCB mất cân đối so với khả năng đảm bảo vốn dẫn đến đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

- Biên chế, tổ chức bộ máy quản lý đầu tư chưa hợp lý, chưa đồng bộ, khả năng quản lý của cán bộ các cấp về công tác đầu tư XDCB còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả đầu tư, chưa làm tốt công tác đánh giá đầu tư. Ban quản lý dự án là những cán bộ kiêm nhiệm, trình độ không đồng đều chưa thực sự phát huy được vai trò trong quản lý đầu tư.

- Việc phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng đầu tư XDCB chưa được chặt chẽ. Lực lượng cán bộ chuyên môn mỏng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, công tác kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, chất lượng tham mưu đề xuất ở một số nội dung chưa cao.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢƠC TẠI BINH CHỦNG CÔNG

BINH-BQP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)