Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với quản lý đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 92 - 95)

4.2. Một số nhóm giải pháp tăng cƣờng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản ở Binh

4.2.5.Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với quản lý đầu tư XDCB

Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư như: Đi kiểm tra thực tế công trình, kiểm tra phương pháp tính tổng mức đầu tư, kiểm tra giải pháp kỹ thuật, kiểm tra khối lượng….trên cơ sở xác định quy mô đầu tư và tổng mức đầu tư phù hợp để dự án đạt hiệu quả hơn.

Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP, Cục Tài chính và các đơn vị quản lý chuyên ngành của Binh Chủng kết hợp chỉ đạo, tham mưu cho Binh Chủng Công binh xử lý nghiêm các cơ quan tư vấn thường xuyên lập dự án đầu tư không đảm bảo chất lượng, phải lập đi lập lại và điều chỉnh. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá khả năng và năng lực của các cơ quan tư vấn có hành nghề lập dự án đầu tư, lập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán và thẩm tra thiết kế - dự toán nhằm đánh giá đúng năng lực của từng ơ quan tư vấn làm cơ sở để khuyến cáo cho các Chủ đầu tư có căn cứ để lựa chọn được cơ quan tư vấn đủ khả năng và năng lực thực hiện tốt công tác tư vấn.

Thực hiện nghiêm công tác giám sát và đánh giá đầu tư kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra để nắm chắc và xử lý kịp thời các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng. Các dự án đầu tư khi điều chỉnh, bổ sung phải lập báo cáo giám sát, đánh giá dự án theo đúng quy định tại biểu mẫu số 04, Thông tư 13/2010/TT -BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư, đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận mới được bổ sung, điều chỉnh.

Tất cả các dự án đầu tư trên ở Binh chủng Công binh BQP; Chủ đầu tư phải cung cấp đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về giám sát đầu

Để công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc quản lý đầu tư XDCB ở Binh chủng Công binh BQP có hiệu quả, theo tác giả cần phải thực hiện một số nội dung sau:

* Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư tại các đơn vị sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB.

Để kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện đầu tư cũng như tình hình thực hiện đầu tư XDCB cần xây dựng một hệ thống thông tin báo cáo một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác.

NSNN trong đầu tư XDCB ở tất cả các cấp, ngành, về kế hoạch, dự toán, quyết toán đầu tư ở từng công trình, dự án, từng đơn vị. Khắc phục tình trạng các đơn vị chủ đầu tư không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời về tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại đơn vị; tình trạng các đơn vị chủ đầu tư không tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ kịp thời về tình hình thực hiện đầu tư cho các cơ quan quản lý. Xây dựng hệ thống báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo thống kê, báo cáo kế toán một cách hợp lý, khoa học. Trang bị phương tiện thông tin hiện đại: máy vi tính, fax, điện thoại, internet. Tổ chức con người để thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin. Phân công, phân cấp, tổ chức bộ máy thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin.

* Xây dựng qui trình kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình đầu tư XDCB:

Kiểm soát trước khi đầu tư. Trước khi đầu tư, việc giám sát được thông qua quá trình lập dự án đầu tư, lập kế hoạch vốn đầu tư. Để giám sát được quá trình này, trước hết phải đưa ra các qui định, tiêu chuẩn, chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng. Các qui định xử phạt cụ thể khi không thực hiện đúng qui định đặt ra. Để tạo thế chủ động cho đơn vị cơ sở, việc giám sát này được giao toàn quyền cho các chủ đầu tư.

Kiểm soát trong thực hiện đầu tư. Trong khi thực hiện đầu tư, trách nhiệm giám sát vẫn chủ yếu thuộc về chủ đầu tư. Ngoài ra, cơ quan thanh toán (Kho bạc Nhà nước) chịu trách nhiệm kiểm soát trước khi trả tiền đảm bảo tiền chi trả đúng mục đích, đúng hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu. Việc giám sát trong khi bỏ vốn đầu tư phải đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Kiểm soát sau khi kết thúc đầu tư. Cần phải xác định sau khi kết thúc đầu tư là khi nào, sau khi chi tiền hay sau khi dự án hoàn thành. Đây cũng chính là đặc trưng và là một khó khăn trong việc kiểm soát đầu tư XDCB. Trong đầu tư XDCB, tiền đầu tư thường được chi ra từng phần, đến khi có được sản phẩm hoàn chỉnh nên rất khó đánh giá. Mặt khác, khi dự án hoàn thành thì các Ban quản lý dự án có thể đã giải thể, chuyển sang đơn vị khác. Do đó, cần phải kiểm soát ngay sau khi thanh toán và nâng cao tính pháp lý, trách nhiệm trong từng lần thanh toán. Xoá bỏ tâm lý là phải chờ đến khi quyết toán xong mới kiểm tra và sau khi quyết toán nếu xác định ra sai phạm mới xử lý trách nhiệm.

* Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giám sát:

Hiện nay, việc kiểm tra vốn NSNN trong đầu tư XDCB ở Binh chủng Công binh BQP đã đạt được những thành tựu đáng kể, song bên cạnh đó chưa được phân công rõ ràng. Một dự án đầu tư có thể có nhiều đơn vị kiểm tra, thanh tra như cơ quan chủ quản kiểm tra, cơ quan thanh tra kiểm tra, cơ quan Kiểm toán nhà nước kiểm tra, cơ quan Kiểm sát kiểm tra, cơ quan Điều tra hình sự BQP kiểm tra. Với từng cơ quan kiểm tra trách nhiệm không rõ ràng gây ra nhiều khó khăn, chồng chéo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của chủ đầu tư.

Để khắc phục tình trạng này, cần phải phân chia thành hai loại kiểm tra đó là kiểm tra thường xuyên theo định kỳ và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Đối với loại kiểm tra thường xuyên theo định kỳ cần phải thực hiện theo kế hoạch. Chức năng kiểm tra thường xuyên chỉ nên giao cho cơ quan chủ quản, cơ quan Thanh tra và cơ quan Kiểm toán nhà nước. Tất cả các cuộc kiểm tra đều phải nằm trong kế hoạch thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Bình chủng công binh Bộ quốc phòng (Trang 92 - 95)