nƣơc tại Binh chủng công binh-BQP
4.1.1. Quản lý toàn diện đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
Việc tập trung nguồn lực cho đầu tư XDCB trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu khách quan, các nguồn lực này đều phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Mặt khác, trong quá trình tổ chức thực hiện phải quản lý chặt chẽ ngay từ đầu ở tất cả các khâu, các bước. Cụ thể là:
Thứ nhất: Thực hiện kế hoạch hóa đầu tư XDCB đồng bộ từ các cơ quan của BQP xuống các đơn vị; việc xác định dự án, công trình, quy mô đầu tư và bố trí nguồn vốn đầu tư phù hợp với từng đối tượng theo tiến độ thực hiện là một yêu cầu khoa học và cần thiết góp phần chủ động trong phân bổ, và quản lý ngân sách ở các cấp, đồng thời xây dựng được kế hoạch đầu tư chiến lược đối với XDCB trong từng giai đoạn.
Thứ hai: Quản lý đầu tư XDCB ngay từ khi có chủ trương đầu tư của Đảng, nhà nước và Bộ quốc phòng. Việc quản lý chi phí đầu tư XDCB được thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, trong các giai đoạn đầu tư phải thực hiện đúng các quy định về quản lý đầu tư của nhà nước và Bộ quốc phòng.
Quản lý đầu tư XDCB phải được thực hiện ở tất cả các khâu từ khi lh[ỉ công đến quyết toán khi công trình hoàn thành. Thực hiện tập trung đầu tư những dự án, công trình trọng điểm, cấp bách. Khi công trình hoàn thành
khẩn trương tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ hồ sơ công trình, dự án, lập hồ sơ quyết toán, tổ chức thẩm định và phê duyệt quyết toán theo đúng trình tự và thẩm quyền.
4.1.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đi đôi với hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tài chính
Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư XDCB phải đảm bảo yêu cầu đi đôi với việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, nâng cao nhận thức và phát huy tốt vai trò của hệ thống quản lý trong từng cơ quan, đơn vị. Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư XDCB phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, NSNN… và phù hợp với đặc điểm tổ chức của quân đội và từng đơn vị, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng công trình giúp các cơ quan, đơn vị sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách được giao, thực hiện đúng chính sách, chế độ kinh tế tài chính của nhà nước và Bộ quốc phòng, đồng thời tiến tới hiện đại hóa công tác quản lý và tiết kiệm chi phí quản lý.
Thường xuyên nghiên cứu, cải tiến phương thức cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng đi đôi với quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng công trình, đẩy nhanh tiến độ quyết toán vốn đầu tư nhất là các dự án còn tồn đọng.
4.1.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản dựng cơ bản
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra quản lý đầu tư xây dựng công trình, góp phần đảm bảo an toàn, phòng chống thất thoát, lãng phí. Đồng thời phải có biện pháp thích hợp để giải quyết những vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện và nâng cao trách nhiệm đối với các đơn vị quản lý, đầu tư xây dựng công trình.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý đầu tư được thực hiện ở các cấp, các ngành và các đơn vị, trong đó tập trung vào những nội dung lớn, phức tạp. Trong quá trình kiểm tra cần xem xét việc áp dụng định mức chi phí trong toàn bộ các khâu, công tác quản lý giá cả vật tư, đặc biệt là công tác nghiệm thu đối với những khối lượng xây lắp bị che khuất, phần ngầm, phần dưới mặt nước.
Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tổ chức chặt chẽ, đúng nguyên tắc, thực hiện xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, kịp thời phát hiện các sai phạm trong quản lý và xử lý nghiêm minh trước pháp luật.