Trong kinh doanh yếu tố sản phẩm và các hình thức Marketing luôn là những vấn đề được coi trọng đặc biệt khi Công ty muốn nâng cao lợi nhuận, đẩy mạnh vị thế của mình trên thị trường. Có rất nhiều các công trình nghiên cứu đến Marketing trong đó có các chiến lược trong Marketing ( Marketing Mix).
1.4.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
(1) Nguyễn Mạnh Tuân với cuốn sách Marketing cơ sở lý luận và thực hành,
(2010), NXB: Đại học Quốc gia. Ngoài những nội dung nguyên lý Marketing cơ bản, cuốn sách còn đem đến cho sinh viên và những ai quan tâm một hệ thống các bài tập tình huống hấp dẫn lý thú vừa để nắm vững những lý thuyết về Marketing đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt phần nghiên cứu chiến lược sản phẩm đóng góp rất lớn về định hướng cho tác giả viết lên cơ sở lý luận cho bài luận văn này.
Marketing nói chung và chiến lược sản phẩm nói riêng là một vấn đề được nghiên cứu trong nhiều luận án, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ tại Việt Nam. Đặc biệt là các đề tài liên quan đến các chiến lược Marketing và chiến lược sản phẩm xe máy tại công ty Honda Việt Nam.
(2) Phan Thị Yến, 2009, Chiến lược kinh doanh của công ty Honda Việt Nam,
phân tích chiến lược về giá, sản phẩm, kênh phân phối, chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam.
(3) Nguyễn Đình Cường, 2010, Chiến lược marketing của Honda Việt Nam,
nghiên cứu khoa học trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Đề tài phân tích chiến lược kinh doanh theo Marketing mix là sản phẩm, phân phối, giá và xúc tiến và phân tích ma trận các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài của công ty Honda.
(4) Đoàn Đức Chiến, 2010, Chiến lược Marketing Mix của công ty Honda
Việt Nam, phân tích chiến lược 4P: chiến lược về sản phẩm, chiến lược giá,
kênh phân phối chiến lược xúc tiến sản phẩm.
(5)Vũ Anh Tuấn, 2011, Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm của
công ty Honda Việt Nam, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Đề tài phân tích được các
hoạt động nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm của Công ty Honda Việt Nam. Có những đóng góp hữu ích cho việc nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới cho công ty Honda Việt Nam.
(6) Trần Thị Thu Hồng, 2011, Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty
cổ phần Japfa compeed Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015. Luận văn thạc sĩ quản trị
kinh doanh
(7) Trương Thị Ngọc Ánh, 2011, Xây dựng chiến lược marketing cho sản
phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê Đăk Hà. Luận văn đã hệ thống
hóa những vấn đề lý luận về chiến lược Marketing; phân tích thực trạng về việc xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê Đăk Hà. Đề xuất chiến lược Marketing phù hợp với đặc thù của sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê Đắc Hà và các giải pháp để thực hiện có hiệu quả chiến lược.
(8) Đặng Trung Kiên, 2013, Đề án môn học trường Đại học Kinh tế Chiến
lược sản phẩm xe máy công ty Honda Việt Nam. Đề tài đã nêu bật được nội dung và
các chiến lược sản phẩm xe máy của công ty Honda Việt Nam, thực trạng và những giải pháp về chiến lược sản phẩm xe máy cho công ty Honda Việt Nam.
(9) Phạm Thị Vân Anh, 2008, Luận văn thạc sỹ Môi trường văn hóa trong
Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên
tế từ đó đưa ra được định hướng và giải pháp cho sản phẩm xuất khẩu trong doanh nghiệp.
1.4.2. Quan điểm của các học giả quốc tế về Markeing và chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix.
(1) Hai tác giả Al Ries và Jack Trout trong cuốn sách Positioning: The Battle
for your mind (2001, MCGraw Hill professional), tạm dịch: Định vị. Mặc dù đã
được phát hành cách đây hơn 10 năm, nhưng đến nay cuốn sách vẫn chứng minh được những giá trị đúng đắn về những yếu tố cơ bản làm cho sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với mong đợi của khách hàng và sống được với sự cạnh tranh ngày
càng khốc liệt.
(2) Michale E.Porter với cuốn Competitive Advantage (2004, Simon & Schuster Ltd), dịch là Lợi thế cạnh tranh. Dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, NXB Trẻ,
03/2013. Cuốn sách này nói về cách thức một công ty tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh. Đây là kết quả của việc nghiên cứu và thực hành chiến lược cạnh tranh của tác giả trong thập niên vừa qua. Cuốn sách thể hiện niềm tin sâu sắc của tác giả rằng thất bại của đa số các chiến lược là do không có khả năng chuyển một chiến lược cạnh tranh rộng lớn thành các bước hành động chi tiết, cụ thể; những hành động cần thiết để đạt được lợi thế cạnh tranh.
(3) Nir Eyal với cuốn sách Hooked (2014, Penguin Books Ltd), tạm dịch: Cắn
câu. Tác giả đã trả lời câu hỏi: “Làm thế nào xây dựng sản phẩm của thói quen?”
Phần lớn những gì được viết về marketing thừa nhận rằng marketing và xây dựng thương hiệu là tạo nên điều gì đó mới. Trong cuốn sách này giải thích rằng, trong nhiều trường hợp, mọi người mua sản phẩm và quay lại với thương hiệu đơn giản chỉ là thói quen. Marketing hiệu quả nên tìm kiếm để tạo nên thói quen hơn chỉ tạo nên sự nổi bật.
(4) Jim Cockrum với cuốn sách Free Marketing (2011, Publisher Wiley, 1 edition) đã được dịch sang tiếng Việt với tiêu đề: 101 ý tưởng phát triển doanh
nghiệp với chi phí thấp, NXB Lao động – xã hội. Với hơn một trăm ý tưởng sáng
nghiệm, bài học đơn giản, súc tích nhưng có giá trị cao khi áp dụng vào thực tiễn, cũng như những hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ cho các hoạt động marketing trên mọi cách thức (nhất là trực tuyến).
(5) John Westwood với cuốn How to Write a Marketing Plan (2013, Kogan Page, Fourth Edition edition). Dịch sang tiếng Việt với tiêu đề: Hoạch định chiến
lược marketing hiệu quả (2010), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Nội
dung chính của cuốn sách: Lập kế hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng của những ai làm công tác quản lý. Nếu như một bản kế hoạch kinh doanh có tác dụng giúp điều hành tổ chức thì một bản kế hoạch marketing chính là chìa khóa đi đến mọi thành công.
Ngoài những công trình nghiên cứu đã nêu ở trên, còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về chiến lược sản phẩm ở các ngành sản xuất và dịch vụ, xây dựng nói chung. Các công trình này hầu hết chưa đi sâu vào nghiên cứu từng khía cạnh cụ thể của chiến lược sản phẩm cũng như chỉ phân tích chiến lược sản phẩm cùng với các chiến lược khác trong Marketing Mix. Dù vậy, những kết quả nghiên cứu trên cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tham khảo trong quá trình hoàn thành luận văn này và trong những công trình nghiên cứu của mình về sau.