.Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược sản phẩm tại công ty honda việt nam (Trang 46 - 49)

2.4 .Phương pháp định tính

2.4.3.Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

2.4.3.1.Bảng câu hỏi và quá trình thu thập thông tin

Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo

nên bảng câu hỏi ban đầu.

Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng

dẫn và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.

Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và gửi đi khảo sát chính thức.

Cuối cùng, dữ liệu thông tin thu thập được được lưu vào tập tin và dùng phần mềm Exel tổng hợp và phân tích số liệu.

2.4.3.2.Thiết kế Bảng hỏi

Bảng hỏi trong nghiên cứu này dành cho cá nhân sở hữu và sử dụng xe gắn máy Honda. Tác giải sẽ làm bảng hỏi, đi phát và thu thập những mẫu bảng hỏi đã phát ra, chọn lọc những mẫu bảng hỏi đầy đủ thông tin, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của luận văn. Đầu tiên Bảng hỏi cần xác định những nội dung sau:

- Những thông tin nào cần thu thập? Đó là những thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và những sản phẩm xe gắn máy đã tiêu dùng cũng như độ hài lòng và mong muốn những chiếc xe trong tương lai của những đối tượng làm trả lời bảng hỏi.

- Đối tượng nghiên cứu là ai? là cái gì? Đối tượng được hỏi là những người trên 18 tuổi có đủ hành vi, năng lực nhân sự, có bằng lái xe, đã đi xe và đang sinh sống, làm việc ở Thành phố Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu là sản phẩm xe máy của công ty Honda.

- Mẫu lựa chọn là 300 khách hàng ở độ tuổi và môi trường làm việc khác nhau: người ở nhà, đi làm ở công ty và sinh viên học viên. Sau đó Bảng hỏi được tự tác giả phát hoặc nhờ nhân viên của Head Kường Ngân và Head VAC #1 phát và thu hộ cho tác giả. Sau đó, tác giả dùng phương pháp tổng hợp, phân tích các dữ liệu thu được.

2.4.3.3.Kết cấu bảng hỏi

Trong bài luận văn này có 31 câu hỏi và có 3 phần:

- Phần mở đầu: Phần mở đầu của bảng hỏi phải trình bày 3 vấn đề sau: Trình

bày mục đích cuộc điều tra – Hướng dẫn cho người phỏng vấn cách trả lời câu hỏi – khẳng định tính khuyết danh của cuộc điều tra. Tạo hứng thú cho người trả lời. Thông tin của người được phỏng vấn để Bảng hỏi có tính xác thực hơn. Nó giúp kiểm tra xem mẫu chọn có bị lệch trong quá trình nghiên cứu hay không?

- Phần nội dung của Bảng hỏi.

Thu thập thông tin chung về đối tượng bao gồm từ câu 1 đến câu 14: tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tình hình sử dụng xe máy của bản thân và gia đình. Nội dung chính từ câu 15 đến 30 là những câu hỏi về sự hài lòng của khách hàng với các chiến lược cho sản phẩm xe máy của HVN như về màu sắc, thiết kế, nguyên liệu sử dụng ít có gần gũi với môi trường không?…Các chủng loại hàng hóa của HVN đã đáp ứng hết các nhu cầu chưa hay chiếc xe tương lai của khách hàng hướng đến như thế nào?

- Phần cuối bảng hỏi: Là câu hỏi mở để biết thực sự những suy nghĩ, mong

muốn của khách hàng về sản phẩm xe máy của HVN từ nhiều khía cạnh mà các câu hỏi trên có thể chưa đề cập tới được.

2.4.3.4.Thu thập và xử lý các thông tin

Thu thập thông tin

Qua điều tra, mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu xác suất phân tầng. Cơ sở dữ liệu là toàn bộ những ý kiến đồng ý, chưa đồng ý, những góp ý và mong muốn sản phẩm trong tương lại của người tiêu dùng về giá cả chất lượng cũng như chủng loại xe gắn máy của công ty HVN.

Kích thước mẫu cho nghiên cứu là 300 phiếu, phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến khách hàng, phỏng vấn qua điện thoại và thông qua mạng Internet ( mail, facebook, yahoo…)

Phân tích xử lý số liệu

Khi phiếu khảo sát được gửi tới khác hàng, số phiếu thu về không đạt yêu cầu sẽ được loại bỏ. Các phiếu thu về đạt yêu cầu sẽ được xử lý bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát theo những tiêu chí đã được xây dựng trong phiếu điều tra.

Các thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp đều phải xử lý để sử dụng. Quá trình sử lý các thông tin là quá trình phân tích, đánh giá để rút ra những kết luận về các vấn đề nghiên cứu.

Khi phân tích các thông tin thứ cấp phải lý giải được những biến đổi về lượng để thấy được những biến đổi về chất của các hoạt động kinh doanh. Ví dụ, qua phân tích, so sánh các thông tin về doanh số bán hàng thấy doanh số hoặc sự yêu thích của khách hàng giảm xuống, cần phải tìm ra nguyên nhân vì sao? Nguyên nhân có thể do:

+ Mẫu mã, màu sắc, thiết kế sản phẩm có vấn đề, không phù hợp với thị hiếu, không gây ấn tượng tốt về sản phẩm.

+ Chất lượng sản phẩm, những tính năng nào không tốt, không phù hợp với thói quen, đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam.

+ Ngoài những vấn đề sản phẩm còn có những yếu tố nào tác động đến doanh thu bán hàng.

Có nhiều vấn đề có thể kiểm tra ngay qua việc nghiên cứu các dữ liệu thu được.

Với các thông tin sơ cấp khi xử lý trước hết cần phải tập hợp các thông tin thu thập được, phân loại các thông tin theo các vấn đề nghiên cứu, sau đó nghiên cứu chúng. Việc phân tích cần tập trung vào đánh giá các câu trả lời, thường người ta sử dụng phương pháp thống kê; đối với những vấn đề nghiên cứu, lập thành các bảng biểu, từ đó suy ra hay tính toán những kết quả cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược sản phẩm tại công ty honda việt nam (Trang 46 - 49)