Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 52 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank giai đoạn 2011-2015

3.2.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh năng lực cạnh tranh và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM nói chung cũng nhƣ của Techcombank nói riêng. Năng lực đó đƣợc thể hiện thông qua quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ. Các bảng tổng hợp về những chỉ số này từ năm 2011 đến 2015 cho thấy: năng lực tài chính của Techcombank đứng ở vị trí không cao trong nhóm 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam; thậm chí, có sự suy giảm trong các năm 2012, 2013 và mới phục hồi trong hai năm 2014 và 2015. Có thể thấy rõ điều đó ở bảng dƣới đây:

Bảng 3.1. Tổng tài sản của 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam (giai đoạn 2011-2015)

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Thông tin tài chính của các NHTM / finance.vietstock.vn

Bảng 3.1 cho thấy tổng tài sản của Techcombank giai đoạn 2011 – 2015 có quy mô không quá thấp trong nhóm 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, do sự phát triển không thật ổn định trong giai đoạn này, nên thứ hạng của ngân hàng này trong nhóm 5 ngân hàng nói trên cũng không ổn định. Vào năm 2011, quy mô tài sản của Techcombank đứng thứ 3 trong nhóm 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam, năm 2012 vƣơn lên đứng đầu do ACB và Eximbank suy giảm mạnh tổng tài sản, song so với chính mình thì tổng tài sản của Techcombank bắt đầu giảm từ 180.531 tỷ đồng xuống 179.934 tỷ đồng. Với đà giảm mạnh tổng tài sản vào năm 2013, Techcombank đứng cuối bảng xếp hạng và mới bắt đầu phục hồi từ 2014 với thứ hạng 4 đến hết năm 2015, chỉ trên có Eximbank suy giảm liên tục tổng tài sản trong giai đoạn này.

Bảng 3.2 dƣới đây cho biết sự thay đổi theo chiều hƣớng liên tục gia tăng VCSH của Techcombank, từ 12.512 tỷ đồng vào năm 2011 lên 16.458 tỷ đồng vào 31/12/2015, tăng gần 132%. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng VCSH của ngân hàng này chậm hơn MB và Sacombank, nên quy mô VCSH của Techcombank trong bảng xếp hạng 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam tƣơng đối thấp, chủ yếu đứng thứ 3 (năm 2013 xếp thứ 4) trong bảng xếp hạng. 2011 2012 2013 2014 2015 MB 138.831 175.610 182.263 200.489 221.042 ACB 281.019 176.308 166.599 179.610 201.457 Sacombank 140.137 152.119 161.378 189.803 292.542 Techcombank 180.531 179.934 158.897 175.902 191.994 Eximbank 183.567 170.156 169.835 161.094 124.850

Bảng 3.2. Vốn chủ sở hữu của 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam (giai đoạn 2011- 2015)

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Thông tin tài chính của các NHTM / finance.vietstock.vn

Tình hình tƣơng tự khi xem xét quy mô vốn điều lệ của Techcombank ở Bảng 3.3. Theo đó, chỉ có Techcombank và Eximbank là không thay đổi quy mô vốn điều lệ trong giai đoạn 2011 – 2015.

Bảng 3.3. Vốn điều lệ của 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam (giai đoạn 2011- 2015)

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Thông tin tài chính của các NHTM / finance.vietstock.vn

Ba NHTM còn lại đều có sự điều chỉnh quy mô vốn điều lệ, theo hƣớng tăng lên về quy mô có MB và Sacombank; trong đó quy mô vốn điều lệ của Sacombank

2011 2012 2013 2014 2015 MB 9.642 12.864 15.148 16.561 22.593 ACB 11.959 12.624 12.504 12.397 12.787 Sacombank 14.224 13.699 17.604 18.063 22.578 Techcombank 12.512 13.290 13.920 14.986 16.458 Eximbank 16.303 15.812 14.680 14.068 13.145 2011 2012 2013 2014 2015 MB 7.548 10.320 11.595 11.594 16.000 ACB 9.377 9.377 9.117 8.712 8.711 Sacombank 10.470 10.740 12.425 12.425 18.852 Techcombank 8.788 8.878 8.878 8.878 8.878 Eximbank 12.355 12.355 12.355 12.355 12.355

vào cuối năm 2015. Với quy mô vốn điều lệ này, Techcombank có thứ hạng thấp, thƣờng là thứ 4, còn hai năm 2012 và 2013 đứng cuối bảng xếp hạng 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam.

Nhìn chung, năng lực tài chính của Techcombank giai đoạn 2011 – 2015 nhƣ trên cho thấy năng lực cạnh tranh của ngân hàng này trong nhóm 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam là không cao; bởi chính sự hạn chế về năng lực tài chính sẽ hạn chế về khả năng huy động vốn, cho vay, cũng nhƣ chống đỡ các “cú sốc” của nền kinh tế trong điều kiện khủng hoảng. Do đó, hạn chế về khả năng giành giật thị phần trong cuộc đua tranh giữa các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)