CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank
3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
3.3.3.1. Một số hạn chế
Một là, năng lực tài chính đứng ở vị trí không cao trong nhóm 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam; còn tương đối nhỏ so với các NHTM nhà nước và ngân
hàng nước ngoài trong khu vực.
Trong điều kiện Việt Nam thực thi các hiệp định FTA giữa nƣớc ta và các nƣớc đã và đang tiến tới ký kết trong thời gian tới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng nƣớc ngoài, cũng nhƣ các NHTM cổ phần trong nƣớc gia tăng vốn tự có
thông qua các hoạt động đầu tƣ, liên kết. Điều này làm cho sức cạnh tranh của Techcombank sẽ suy giảm khi sử dụng các yếu tố liên quan đến vốn tự có, nhƣ: giới hạn cho vay, bảo lãnh; giới hạn huy động. Theo đó, đối với giới hạn cho vay, bảo lãnh: tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của TCTD; tổng mức cho vay của TCTD đối với một khách hàng không vƣợt quá 15% vốn tự có của TCTD. Còn về về giới hạn mức huy động: theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của NHTM tối đa chỉ đƣợc gấp 20 lần so với vốn tự có. Ngoài ra, sự hạn chế về vốn tự có còn hạn chế việc đầu tƣ và phát triển công nghệ; bởi theo quy định thì các NHTM chỉ đƣợc sử dụng 50% VCSH để đầu tƣ tài sản cố định, công nghệ. Với tiềm lực tài chính hùng mạnh của các ngân hàng nƣớc ngoài (Phụ lục 2), thì một khi cam kết của các FTA hoàn toàn đƣợc áp dụng, sức mạnh cạnh tranh của Techcombank sẽ bị ảnh hƣởng rất lớn. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các NHTM cổ phần luôn đặt việc tăng vốn điều lệ là mục tiêu quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh; đồng thời, họ chủ động lựa chọn đối tác chiến lƣợc của mình là các ngân hàng nƣớc ngoài để liên kết (Phụ lục 3) nhằm tăng cƣờng sức cạnh tranh thông qua quy mô nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng hiện đại và các dòng sản phẩm mới. Điều đó dẫn tới sức cạnh tranh của các NHTM cổ phần sẽ đƣợc nâng lên đáng kể trong thời gian tới, tất yếu sẽ ảnh hƣởng lớn đến vị trí của Techcombank trên thị trƣờng Việt Nam những năm tới đây.
Hai là, chất lượng nghiệp vụ của nhân viên ở các đơn vị trực thuộc chưa đồng đều.
Vì thế, nhiều mảng nghiệp vụ chỉ đƣợc ứng dụng đến các chi nhánh. Chẳng hạn: tại nhiều phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp I, do nhân viên chƣa đạt chuẩn, nên nghiệp vụ thanh toán quốc tế không thể thực hiện ngay tại đây. Phòng giao dịch loại này chỉ làm đƣợc công đoạn tiếp nhận hồ sơ, sau đó phải chuyển hồ sơ về chi nhánh để xử lý, vừa mất thời gian, vừa không đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng. Năng lực quản trị của đội ngũ lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng còn những bất cập, dẫn tới “sự cố”
suy giảm liên tục hiệu quả kinh doanh trong 2 năm 2012, 2013 và phục hồi chậm vào năm 2014; trong khi đó, MB và Sacombank vẫn có những bƣớc tiến ngoạn mục.
Ba là, mạng lưới các chi nhánh và điểm giao dịch còn tập trung nhiều ở đô thị và các thành phố lớn; chưa có cơ sở ở nước ngoài.
Vì thế, chƣa tận dụng đƣợc triệt để dung lƣợng thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, nhất là ở nông thôn. Năm 2013, Techcombank bắt đầu ra mắt Hội sở mới ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, mở ra thời kỳ chinh phục thị trƣờng các tỉnh phía nam. Tuy nhiên, so với bề dày chiếm lĩnh thị trƣờng phía nam của Sacombank – nơi mà Sacombank đặt Hội sở chính và gắn bó trên 20 năm nay, thì Techcombank cần phải có thêm thời gian để khẳng định sự tín nhiệm của thị trƣờng này.
Bốn là, cơ cấu thu nhập còn bất hợp lý.
Dù hệ số sinh lời của Techcombank những năm gần đây là khá cao so với các NHTM khác trong nƣớc, song xét về cơ cấu thu nhập, thì thu nhập chủ yếu của Techcombank là từ tín dụng còn chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm đến gần 90% tổng thu nhập. Dƣới đây là bảng thể hiện tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập của Techcombank hai năm gần đây:
Bảng 3.8. Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập Năm 2014 Năm 2015
Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ/ tổng thu nhập
11,7 % 12,9 %
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên 2015 của Techcombank.
Mặc dù thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập năm 2015 có tăng so với năm 2014, nhƣng mức độ cải thiện chậm hơn so với các NHTM cổ phần khác. Chẳng hạn, chỉ số này của Sacombank lần lƣợt là 7,4% năm 2012; 12,9% năm 2013 và năm 2014 đã lên đến 22,1% (Báo cáo thƣờng niên các năm: 2012, 2013, 2014 của Sacombank). Khi thu nhập của Techacombank còn phụ thuộc nhiều vào
không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh và nó ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng thanh khoản của một ngân hàng. Thu nhập từ lĩnh vực dịch vụ của Techcombank còn thấp, nên khả năng cạnh tranh của ngân hàng này về mảng dịch vụ và thu nhập ngoài tín dụng chƣa cao.
3.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Những hạn chế nói trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Về nguyên nhân khách quan, phải kể đến sự ra đời của Techcombank với với
vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng là quá nhỏ bé. 22 năm xây dựng và phát triển chƣa phải là dài; nhất là trong một môi trƣờng cạnh tranh chƣa thật sòng phẳng, thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa chƣa đƣợc hoàn thiện, lại phải chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997 - 1998, khởi đầu từ Thái Lan) và năm 2008 là cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, nhu cầu đƣợc chia cổ tức hằng năm của các cổ đông luôn gây áp lực hạn chế tốc độ tăng quy mô tổng tài sản cũng nhƣ vốn điều lệ, làm cho năng lực tài chính của Techcombank vẫn còn khiêm tốn là điều dễ hiểu.
Về nguyên nhân chủ quan, chủ yếu tập trung trong hoạt động đầu tƣ và kinh
doanh những năm gần đây của Techcombank có một số hạn chế; trong đó, phải kể đến việc Techcombank dùng khoản cho vay ngắn hạn (giá trị lớn) để giải ngân cho các dự án bất động sản dài hạn trong bối cảnh thị trƣờng bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, làm cho rủi ro nợ xấu tăng lên; khiến cho giai đoạn 2012 - 2013 các chỉ tiêu: lợi nhuận trƣớc thuế, ROE, ROA đều giảm; nợ xấu tăng (5,9% vào năm 2012, 3,65% vào năm 2013) cao hơn quy định mức 3% của NHNN, buộc ngân hàng này phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên rất cao. Ngay trong năm 2015, chi phí dự phòng rủi ro của Techcombank cũng tăng 60% so với năm 2014, phần lớn là dự phòng cụ thể cho vay khách hàng (1,083 tỷ) và dự phòng cho khoản phải thu từ hợp đồng bán nợ (1,806 tỷ). Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tƣ cũng bị thua lỗ nặng; riêng trong năm 2015 lần lƣợt là 192 tỷ và 152 tỷ đồng (Anh Đức, 2016).