Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 65 - 67)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank

3.3.1. Những kết quả đạt được

Một là, về năng lực tài chính: Techcombank vẫn giữ đƣợc vị trí trong “top” 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam với thứ hạng trung bình. Mặc dù chịu tác động ảnh hƣởng tiêu cực của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu (từ 2008) và những khó khăn của nền kinh tế nƣớc ta, chỉ sau 2 năm suy giảm (2012 và 20130, tiềm lực tài chính của ngân hàng này đã có sự phục hồi rõ rệt từ 2014. Tổng tài sản năm 2015 đạt 106,35% so với năm 2011, tăng hơn 6%; trong khi đó, VCSH của Techcombank liên tục gia tăng trong giai đoạn 2011 – 2015: năm 2015 bằng 131,54% so với năm 2011, tăng 31,5%.

Hai là, về năng lực công nghệ: Techcombank sở hữu một nền tảng công nghệ hiện đại, đƣợc đầu tƣ đổi mới, nâng cấp liên tục. Nền tảng công nghệ hiện đại của Techcombank có cơ chế mở, cho phép tích hợp những công nghệ mới nhất trên nền tảng corebanking, tạo nên thế mạnh vƣợt trội giúp cho Techcombank có sức cạnh tranh lớn trên thị trƣờng.

Ba là, về nguồn nhân lực: Techcombank luôn chú trọng tới công tác đầu tƣ phát triển nhân sự. Nhờ đó, ngân hàng này sở hữu đội ngũ CBNV có số lƣợng phù hợp với mạng lƣới phân phối; đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, luôn có thái độ tôn trọng khách hàng, xem khách hàng là đối tác quan trọng trong quan hệ lợi ích

hỗ tƣơng. Đội ngũ cán bộ quản trị của Techcombank có khoảng 30% thành viên ban điều hành là chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm; 40% là ngƣời Việt có kinh nghiệm tại các tổ chức tài chính quốc tế lớn. Điều đáng chú ý là đội ngũ nhân viên của Techcombank phần lớn là trẻ, bởi ngân hàng này coi việc tuyển chọn nhân lực trẻ là một hƣớng đi chiến lƣợc. Do vậy, đây là một lợi thế cạnh tranh so với các NHTM cổ phần khác.

Để có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, ổn định, gắn bó với ngân hàng, Techcombank thực hiện nhiều chính sách phù hợp, nhƣ: tuyển dụng, bồi dƣỡng, đào tạo, đãi ngộ, v.v. Nhờ đó, Techcombank đã lọt vào nhóm 3 nơi làm việc tốt nhất trong ngành ngân hàng và vị trí thứ 24 trong nhóm 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2014. Đây là điều kiện thuận lợi để tạo nên sự gắn bó lâu dài của CBNV đối với Techmcombank, khắc phục đƣợc tình trạng hay “nhảy việc” của ngƣời lao động trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.

Bốn là, hiệu quả kinh doanh mặc dù chưa cao, nhưng vẫn giữ được thứ hạng

trung bình, trong nhóm 5 NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam. Sau “sự cố” suy giảm

hiệu quả những năm 2012, 2013, từ năm 2014 hiệu quả kinh doanh của Techcombank có sự phục hồi mạnh mẽ; trong khi ACB phục hồi chậm chạp, còn Eximbank vẫn tiếp tục suy thoái. Ngày 16 tháng 02 năm 2016, Techcombank công bố kết quả kinh doanh năm 2015 với tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng. Theo đó, trong năm 2015, Techcombank tăng trƣởng gắn liền với việc chú trọng chất lƣợng tín dụng và mở rộng khách hàng dựa trên những phân khúc mục tiêu, đặc biệt là phân khúc khách hàng có thu nhập khá trở lên và các doanh nghiệp lớn có nhu cầu sử dụng các giải pháp tài chính đa dạng. Lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất của Techcombank đạt 2.037 tỷ đồng, tăng 43,8% so với năm 2014. Thu nhập lãi thuần tăng 22,8% so với năm 2014 nhờ tăng trƣởng tín dụng đạt gần 30%. Đáng chú ý là thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập trong năm 2015 lên 12,9%, phản ánh định hƣớng chiến lƣợc của Techcombank ngày càng chú trọng nhiều hơn từ các dịch vụ gia tăng với các nguồn thu từ phí và các dịch vụ khác. Tổng thu nhập tăng, trong khi chi phí hoạt động tiếp tục đƣợc kiểm soát hợp lý và hiệu quả hoạt động

cao hơn, đã giúp tỷ lệ chi phí / thu nhập (C/Iratio) giảm năm thứ hai liên tiếp từ 47,2% trong năm 2014 xuống 39,5% trong năm 2015. Chỉ số ROA và ROE lần lƣợt đạt 0,86% và 10,05%. Tổng tài sản của Techcombank tăng từ 175.902 tỷ đồng vào năm 2014 lên mức 191.994 tỷ đồng vào năm 2015, tƣơng đƣơng 9,15%. Huy động từ khách hàng tăng 8,0%, đạt 142.240 tỷ đồng trong khi dƣ nợ cho vay khách hàng là 111.626 tỷ đồng, tăng 31.318 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức 14,7%, cao hơn nhiều so với mức an toàn 9,0% theo quy định của NHNN. Nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ và hiệu quả nhằm kiểm soát nợ xấu hiện tại cũng nhƣ ngăn ngừa nợ xấu mới, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2015 giảm xuống 1,67% từ 2,35% vào cuối năm 2014.

Năm là, về mạng lưới kinh doanh: Techcombank vẫn duy trì lợi thế là một trong các NHTM có cơ sở khách hàng và mạng lƣới giao dịch lớn với 312 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 1.200 máy ATM và 1.600 điểm giao dịch phục vụ hơn 4 triệu khách hàng cá nhân, hơn 102.000 khách hàng doanh nghiệp.

Sáu là, về chất lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệu: sản phẩm của Techcombank tƣơng đối đa dạng, nhiều tiện ích đối với các nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong đó có một số tiện ích vƣợt trội, có khả năng đáp ứng nhu cầu linh hoạt của tất cả các khách hàng. Với chất lƣợng tín dụng và dịch vụ khách hàng không ngừng đƣợc cải thiện, Techcombank tiếp tục nhận đƣợc nhiều giải thƣởng từ các tổ chức trong nƣớc và quốc tế, khẳng định vị thế của một trong các NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)