Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 57 - 59)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank giai đoạn 2011-2015

3.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực

Với định hƣớng xây dựng một ngân hàng đô thị, bán lẻ và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Techcombank xác định ngoài yếu tố công nghệ thì nhân tố con ngƣời là rất quan trọng. Theo Ông Đỗ Tuấn Anh, quyền Tổng Giám đốc Techcombank cho biết: “Nguồn lực có tính chất quyết định trong việc xây dựng năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng là yếu tố con ngƣời” (Thu Ngân, 2014). Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, ngoài việc ƣu tiên đầu tƣ cho công nghệ, Techcombank luôn chú trọng tới công tác đầu tƣ phát triển nhân sự. Đặc biệt, năm 2015 đƣợc ban lãnh đạo lựa chọn là năm phát triển nhân lực, do đó ngân hàng này đẩy mạnh toàn diện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực (Bình An, 2015).

Tính đến tháng 5 năm 2015, Techcombank có 7.439 nhân viên (Tô Đức, 2015). So với 5 NHTM cổ phần hàng đầu đƣợc so sánh, thì số lƣợng nhân viên của Techcombank chƣa nằm trong số dẫn đầu (Sacombank có gần 11.000 nhân viên vào 30/12/2014), bởi số chi nhánh và phòng giao dịch cũng ít hơn, nhƣng về chất lƣợng nhân sự thì không thua kém; bởi họ đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, luôn có thái độ tôn trọng khách hàng, lắng nghe khách hàng, xem khách hàng là đối tác quan trọng trong quan hệ lợi ích hỗ tƣơng, ứng xử lịch sự, thân thiện với khách hàng.

Về đội ngũ cán bộ quản trị, theo Ông Đỗ Tuấn Anh: “Techcombank có khoảng 30% thành viên ban điều hành là chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm; 40% là ngƣời Việt có kinh nghiệm tại các tổ chức tài chính quốc tế lớn. Họ đã tạo nên những thay đổi tích cực trong việc điều hành ngân hàng, đồng thời đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm cho các nhân viên khác” (Thu Ngân, 2014).

Để thƣờng xuyên duy trì năng lực cạnh tranh, xét ở yếu tố nguồn nhân lực, Hội đồng quản trị Techcombank luôn luôn ƣu tiên cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trong hệ thống; đồng thời, chú trọng công tác tuyển dụng, thu hút nhiều cán bộ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao từ các tập đoàn tài chính đa quốc gia hàng đầu gia nhập đội ngũ lãnh đạo của mình. Điều đáng chú ý là đội ngũ nhân viên của Techcombank phần lớn là trẻ, bởi ngân hàng này coi việc tuyển chọn nhân lực

trẻ là một hƣớng đi chiến lƣợc. Do vậy, đây là một lợi thế cạnh tranh so với các NHTM cổ phần khác. Theo Ông Phạm Phú Công, Giám đốc tuyển dụng Khối Quản trị nguồn nhân lực của Techcombank: “Trung bình mỗi năm, tuyển dụng khoảng 1.850 nhân sự mới, trong đó, có 65% sinh viên vừa tốt nghiệp, chƣa có kinh nghiệm; 35% còn lại là nhân lực quản lý cấp trung, dành cho những ngƣời đã có kinh nghiệm […]. Việc tuyển dụng tiến hành theo đợt và nói chung là rất ngặt nghèo, với tỷ lệ 12 chọn 1” (Nguyễn Hoài, 2015). Nhờ đó, đầu vào nguồn nhân lực của ngân hàng này có chất lƣợng khá cao.

Cùng với việc tuyển dụng nhân sự mới, Techcombank cũng tổ chức những khóa đào tạo để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo mũi nhọn. Hàng năm, CBNV chủ động lựa chọn những kỹ năng kiến thức còn thiếu để đề xuất tham gia đào tạo. Trung tâm Đào tạo Techcombank sẽ lên kế hoạch để toàn bộ CBNV có cơ hội học hỏi hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất thông qua những khóa học trong và ngoài ngân hàng liên quan đến các kỹ năng cũng nhƣ kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc. Chỉ tính riêng trong năm 2014, Techcombank đã triển khai 207 khóa học nghiệp vụ; 123 khóa học kỹ năng; 78 khóa học chung cùng 230 kỳ thi và sát hạch dành cho nhân viên (Phúc Lâm, 2015). Bên cạnh đó, Techcombank còn có chƣơng trình hỗ trợ học phí cho CBNV học Cao học, tạo điều kiện tối đa để CBNV có cơ hội cải thiện bản thân và phát triển sự nghiệp.

Techcombank cũng rất quan tâm phát triển đội ngũ lãnh đạo kế cận, chuẩn bị cho sự phát triển ở quy mô và vị thế mới. Năm 2013, Techcombank đã thực hiện chƣơng trình "Quản trị viên tập sự”, nhằm tìm kiếm những ngƣời có năng lực lãnh đạo để đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng ngân hàng cho các vị trí quản lý tầm trung trong tƣơng lai. Điều này đã tạo thêm nhiều cơ hội và động lực cho đội ngũ nhân sự của Techcombank phát triển, phấn đấu một cách công bằng.

Để có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, ổn định, gắn bó với ngân hàng, Techcombank thực hiện nhiều chính sách phù hợp, nhƣ: tuyển dụng, bồi dƣỡng, đào tạo, tăng quỹ lƣơng và phúc lợi lên đáng kể dựa trên những tiêu chí phát triển nhân lực, thực hiện dự án JobCat (Job Categorization - Dự án phân nhóm công việc và

phát triển năng lực cho cán bộ nhân viên, đƣợc bắt đầu triển khai từ cuối năm 2014), nhằm khuyến khích CBNV cống hiến, sáng tạo; đồng thời, tạo điều kiện để họ học hỏi đƣợc nhiều hơn và tiến bộ trong sự nghiệp. Theo Bà Phạm Vũ Minh Đan - Giám đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực Techcombank, các chỉ số đánh giá của CBNV về thƣơng hiệu nhà tuyển dụng Techcombank đều vƣợt xa mức trung bình của thị trƣờng. Đặc biệt là chỉ số hấp dẫn thƣơng hiệu nhà tuyển dụng với nhân tài bên ngoài của Techcombank là 36, vƣợt trội hơn hẳn so với chỉ số trung bình ngành ngân hàng là 29; Techcombank đã lọt vào nhóm 3 nơi làm việc tốt nhất trong ngành ngân hàng và vị trí thứ 24 trong nhóm 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2014 (theo khảo sát "Sức khỏe thƣơng hiệu nhà tuyển dụng Việt Nam" do Anphabe và Nielsen thực hiện); Techcombank đã đáp ứng bộ tiêu chí bao gồm lƣơng, thƣởng, phúc lợi, cơ hội phát triển, văn hóa và giá trị, đội ngũ lãnh đạo, chất lƣợng công việc và cuộc sống, danh tiếng công ty. (Bình An, 2015). Có thể khẳng định rằng, đây là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên sức cạnh tranh và thành công của Techcombank những năm vừa qua.

Tuy nhiên, các chỉ số phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng này (phân tích ở 3.2.4) những năm gần đây chứng tỏ Techcombank chƣa hẳn đã có một hệ thống quản trị rủi ro tốt so với các NHTM có cùng quy mô.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)