CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Đặc trưng thị trường kinh doanh than
Đặc trưng sản phẩm: Than là nguồn nhiên liệu chủ yếu cho nhà máy nhiệt
điện, ngành luyện kim, giấy, xi măng. Gần đây than còn dùng cho ngành hóa học tạo ra các sản phẩm nhƣ dƣợc phẩm, chất dẻo, nhựa, hóa chất, dệt nhuộm, sợi nhân tạo… Có thể nói rằng, than là nguồn năng lƣợng quan trọng, phục vụ quá trình sản xuất của nền kinh tế. Nhu cầu tiêu thụ than trong nƣớc ngày càng tăng cao tạo tiền đề cho sự gia nhập của các sản phẩm than nhập khẩu. Than nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ một số quốc gia trên thế giới nhƣ là Indonesia, Úc, Nga, Nam
Phi… Riêng ở Thanh Hóa, thị trƣờng tiêu thụ than chủ yếu là than trong nƣớc, với các nhà cung cấp và phân phối của chủ yếu Vinacomin và Tổng công ty Đông Bắc.
Giá cả sản phẩm: Đối với trƣờng hợp ngành than, mặt hàng than vận hành
theo cơ chế giá của thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc và việc kê khai giá than do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh than thực hiện theo quy định của chính phủ (Luật giá (2012) và Nghị định 177/2013/NĐ-CP). Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện thị trƣờng than còn tồn tại một số hạn chế và thiếu đồng bộ theo thông lệ phát triển thị trƣờng. Điều này có thể đƣợc giải thích bởi một số nguyên nhân: (1) Ở Việt Nam, do đặc thù của ngành than bị phụ thuộc vào tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam. Cho đến nay Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là nhà cung cấp than chủ yếu trên thị trƣờng than trong nƣớc và là nhà xuất khẩu than duy nhất. Do vậy, giá than chịu sự ảnh hƣởng tác động của tập đoàn này. (2) Ngành than đƣợc sự ƣu đãi về thuế và các chính sách của chính phủ. Do vậy, hoạt động của ngành này ít chịu rủi ro do biến cố của thị trƣờng tiền tệ. (3) Than là đầu vào chính của một số mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá thực hiện bình ổn giá nhƣ xi măng, sắt thép, phân bón, điện, chính vì vậy, giá than phần nào bị chi phối. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà sản xuất và cung cấp than mới xuất hiện trên thị trƣờng đã tạo ra sự thay đổi không nhỏ về mặt bằng giá chung của các sản phẩm than.
Sự cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh là có lợi cho nền
kinh tế và cho ngƣời tiêu dùng. Ở đó, các nhà sản xuất và kinh doanh cần không ngừng đổi mới, ứng phó với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng cao và nỗ lực hơn trong việc duy trì vị thế trên thị trƣờng. Công ty than Thanh Hóa không nằm ngoài quy luật này. Mặc dù sự cạnh tranh giữa các sản phẩm than không khốc liệt nhƣ các mặt hàng tiêu dùng, nhƣng việc tìm kiếm các giải pháp, chiến lƣợc để nâng cao lợi thế cạnh tranh và vị trí của Công ty trên thị trƣờng là điều vô cùng cần thiết.
Tại Việt Nam, ngoài Tập đoàn TKV, thị trƣờng than xuất hiện một số đơn vị khai thác, cung cấp khác nhƣ Tổng Công ty Đông Bắc, Tổng Công ty 319, Vietmindo (doanh nghiệp FDI)… Về kinh doanh nhập khẩu than, các Tập đoàn
PVN, EVN cũng đã và đang thành lập các công ty nhập khẩu than từ nƣớc ngoài. Ngoài ra, trong giai đoạn tới, các công ty nƣớc ngoài cũng sẽ chủ động xuất khẩu than vào Việt Nam khi nắm bắt đƣợc nhu cầu than trong nƣớc vƣợt quá khả năng khai thác trong nƣớc.
Tại Thanh Hóa, từ năm 1992, sau khi nền kinh tế thị trƣờng đã đi vào giai đoạn ổn định, thị trƣờng than tại tỉnh Thanh Hóa xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trƣờng, từ đó, Công ty Than Thanh Hoá trực thuộc VINACOMIN- TKV dần mất đi vị trí là đơn vị độc quyền cung ứng và phân phối than trên đia bàn tỉnh Thanh Hóa. Kể từ đó, đứng trƣớc hoàn cảnh khó khăn, Công ty Than Thanh Hóa đã đầu tƣ dây chuyền sản xuất than và dây chuyền sàng tuyển than để cho ra chất lƣợng than theo yêu cầu của khách hàng và thực hiện chính sách chủ động tìm kiếm khách hàng, và khách hàng tiêu thụ lớn. Với triết lý “Không ngừng đổi mới, hiện đại hóa công nghệ là nền tảng quan trọng nhất để nâng cao sản lượng, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh” và “Chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp là yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững”, Công ty đã luôn đầu tƣ mua sắm các phƣơng tiện, trang thiết bị tiên tiến, đồng bộ để đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, năng suất lao động. Chính những triết lý này đã góp phần đem lại thành công cho Công ty cho tới tận ngày nay. Hiện nay, Công ty Than Thanh Hóa vẫn đang là đơn vị dẫn đầu thị trƣờng than trên địa bàn tỉnh, với thị phần khoảng 70-75%.