CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu thu thập các số liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo kinh doanh, báo cáo nội bộ của Công ty Than Thanh Hóa để phân tích tình hình tiêu thụ than tại Công ty. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu các cán bộ và lãnh đạo của Công ty để tìm hiểu về các phƣơng thức phát triển thị trƣờng mà Công ty Than Thanh Hóa hiện đang áp dụng. Ngoài ra, tác giả phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực về nghiên cứu và phát triển thị trƣờng để điều chỉnh mô hình nghiên cứu cũng nhƣ tham khảo những ý kiến về gợi ý giải pháp hợp lý.
Đặc biệt, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại các công ty, cơ sở kinh doanh than và các cơ sở sản xuất chế biến sử dụng than là nguồn nguyên liệu/sản phẩm đầu vào tại tỉnh Thanh Hóa. Kích thƣớc mẫu khảo sát trong nghiên cứu gồm: 142 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thanh Hóa. Nhƣ vậy, đối tƣợng khảo sát chính là đối tƣợng khách hàng mà Công ty Than Thanh Hóa than đang nhắm tới, bao gồm cả những đơn vị hiện đang là khách hàng hiện tại của Công ty và những đơn vị còn lại là đối tƣợng khách hàng tiềm năng hay nói cách khác đang sử dụng sản phẩm than của đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Biểu 2.1 Các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chủ yếu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Các cơ sở sản xuất và kinh doanh đƣợc khảo sát trên địa bàn Thanh Hóa chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: xi măng, đƣờng, giấy, sắt thép vật liệu xây dựng, nông sản, điện. Trong đó, tại Thanh Hóa, có 1/142 đơn vị sản xuất điện, 4/142 đơn vị sản xuất giấy, 9/142 công ty sản xuất xi măng, và 86/142 cơ sở kinh doanh than (Hộ thƣơng mại).