Dự báo nhu cầu thị trường than

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ than của công ty than thanh hóa tại tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 61)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Dự báo nhu cầu thị trƣờng và mức độ cạnh tranh của Công ty than

4.2.1 Dự báo nhu cầu thị trường than

Về cầu của thị trường:

Thực tế những năm gần đây đã cho thấy rằng nhu cầu tiêu thụ than ngày càng tăng sẽ gây áp lực cho nguồn cung. Theo số liệu thống kê của tổ chức Năng lƣợng Quốc tế (IEA), đến năm 2017, nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu sẽ vƣơn tới con số 4,32 tỷ tấn. Trong khi đó, sản lƣợng than tiêu thụ ở Việt Nam tăng lên đáng kể theo thời gian, Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến 2020 dự báo nhu cầu tiêu thụ than trong nƣớc sẽ tăng đạt mức 112 triệu tấn năm 2020 với nguồn cung cấp chủ yếu là trong nƣớc nhƣng tỷ lệ than nhập khẩu sẽ tăng lên đáng kể.

Theo quy hoạch phát ngành than Việt Nam đến 2020, xét đến 2030 thì đến năm 2015 nhu cầu than toàn bộ nện kinh tế là 63,330.106 tấn/năm (trong đó nhu cầu than cho điện là 31,8.106 tấn/năm) và sau năm 2015 lƣợng than nhập khẩu sẽ tăng nhanh.

S TT Chỉ tiêu ĐVT KH 2016 1 Sản lƣợng mua Tấn 785.000 2 Sản lƣợng bán Tấn 835.000 + Than bán trực tiếp Khách hàng Tấn 285.000

+ Than bán trực tiếp cho Hộ Lớn Tấn 550.000 3 Sản lƣợng Dịch vụ hộ lớn (TKV) 1.000 tấn 1.200 4 Doanh thu trđ 1.460.978 5 Giá trị sản xuất trđ 37.404

Bảng 4.2: Dự kiến nhu cầu, khối lƣợng xuất, nhập khẩu than

Nội dung Đơn vị Năm

2015 2020 2025 2030

Tổng nhu cầu Triệu tấn/năm 63,303 158,092 235,566 398,405 Nhập khẩu Triệu tấn/năm 6,043 46,353 75,740 156,144 Xuất khẩu Triệu tấn/năm 4,043 4,602 3,341 2,215

(Nguồn: Quy hoạch phát ngành than Việt Nam đến 2020, xét đến 2030)

Ở Thanh Hóa, nhiều công cụ chính sách nhằm thu hút đầu tƣ của nƣớc ngoài tại các khu công nghiệp, khu kinh tế nhƣ ƣu đãi phí thuê mặt bằng, ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu nhập khẩu… đã đƣợc triển khai, tạo cơ sở cho sự hình thành của các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có sử dụng than làm nguồn nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trƣởng cao của nền kinh tế nói chung luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động mở rộng cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, kích thích nhu cầu sản xuất và tiêu thụ tăng lên. Điều này là môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp, kể cả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh than.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, Thanh Hóa hình thành 10 khu công nghiệp tập trung, hiện đã có 5 khu kinh tế, khu công nghiệp đƣợc thành lập đó là: Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu công nghiệp Lễ Môn, Khu công nghiệp Đình Hƣơng, Khu công nghiệp Bỉm Sơn, Khu công nghiệp Lam Sơn. Trong đó, Khu công nghiệp Nghi Sơn, Bỉm Sơn và Lam Sơn là các khu công nghiệp mà ngành kinh doanh than đang có hƣớng tiếp cận. Khu kinh tế Nghi Sơn nhà máy Xi măng Nghi Sơn là nguồn tiêu thụ than với công suất lớn, tƣơng đƣơng 2,15 triệu tấn/năm và đang triển khai mở rộng với công suất dự kiến cao gấp hai lần. Bên cạnh đó, Tại khu kinh tế Nghi Sơn, một nhà máy nhiệt điện công suất 3.000 MW đã có quyết định phê duyệt dự án và nhà máy điện BOT Nghi Sơn 2 sẽ có công suất thuần 1.200MW cũng sớm đƣợc hoàn thiện và đi vào vận hành. Trong thời gian tới, khu kinh tế Nghi Sơn tập trung phát triển các ngành công nghiệp: lọc - hóa dầu, thép và cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện…

tạo tiền đề cho sự phát triển của việc kinh doanh than tại tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra, trong khi khu công nghiệp Lam Sơn đƣợc khuyến khích bởi các dự án đầu tƣ là mía đƣờng và các sản phẩm sau đƣờng; giấy, bột giấy; cơ khí chế tạo, lắp ráp; phân bón, hóa chất thì khu công nghiệp Bỉm Sơn ƣu tiên các dự án đầu tƣ thuộc danh mục sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông đúc sẵn, gạch ngói, cơ khí. Hiện tại, nhà máy xi măng Bỉm Sơn đang hoàn thiện dây chuyền để đƣa công suất nhà máy lên 4 triệu tấn/ năm cũng là đối tƣợng khách hàng tiềm năng lớn cho ngành than. Nhƣ vậy, thị trƣờng tiêu thụ than tại tỉnh Thanh Hóa đang có xu hƣớng mở rộng do sự ƣu tiên cho các dự án đầu tƣ trọng điểm có sử dụng than làm nguồn nhiên liệu đầu vào. Chính vì vậy, các công ty, nhà máy sản xuất này ngày sẽ sớm đi vào hoạt động trên địa bản tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, sản phẩm than vẫn là sản phẩm truyền thống, giá rẻ, tiện lợi sử dụng trong quá trình sản xuất chế biến các sản phẩm khác. Do vậy, sản phẩm than vẫn đƣợc sử dụng phổ biến.

Thông qua kết quả khảo sát tất cả khách hàng các hộ thƣơng mại và hộ sản xuất, dự báo sản lƣợng tiêu thụ than tại tỉnh Thanh Hóa có xu hƣớng tăng lên gần 150%.

Về cung thị trường than:

Thị trƣờng tiêu thụ than ở tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều biến động và diễn biến phức tạp. Biểu hiện cụ thể đó là sự gia nhập của các sản phẩm than nhập khẩu và than lậu. Nguyên nhân của việc vâ ̣n chuyển , kinh doanh than trái phép là do tài nguyên than phân bố trên diê ̣n rô ̣ng kh ắp cả nƣớc, địa hình phức tạp và lợi nhuâ ̣n bất chính vô cùng l ớn. Đặc biệt mức giá của các loại than này chênh lệch thấp hơn so với tấn than của TKV từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng/tấn.

Ngoài ra, số lƣợng nguồn cung cũng bị ảnh hƣởng trong giai đoạn gần đây do ảnh hƣởng của yếu tố thời tiết. Năm 2015, yếu tố thời tiết không thuận lợi, mƣa lũ kéo dài đã ảnh hƣởng rất lớn đến công tác sản xuất kinh doanh và chế biến than trong toàn công ty. Đặc biệt, khu vực Quảng Ninh nằm trong tầm ảnh hƣởng tƣơng đối nặng nề. Chính vì vậy, các kho vận đã phải ngừng sản xuất để khắc phục sự cố nên việc nhập than của công ty cũng gặp khó khăn do việc không có chỉ tiêu lấy

than ở khu vực cẩm Phả và chất lƣợng than nhập còn chƣa đƣợc đảm bảo, lẫn nhiều tạp chất, tạp vật.

Trong khi nguồn cung bị ảnh hƣởng xấu, nắm bắt đƣợc xu hƣớng nhu cầu sử dụng than tăng cao, các nhà sản xuất và cung cấp than vẫn đang nỗ lực tìm giải pháp thay thế để có thể phục vụ tối đa nhu cầu của thị trƣờng.

Về giá cả:

Các doanh nghiệp kinh doanh than trực thuộc Tập đoàn TKV hiện nay đều chịu sự điều tiết và quản lý của TKV về giá than, chính vì vậy, không có sự linh hoạt điều chỉnh giá than theo nhu cầu của thị trƣờng. Giá bán ra của than đƣợc xây dựng dựa trên chi phí khai thác, lƣơng công nhân, vốn đầu tƣ mỏ… không kể các tác đô ̣ng đến ô nhiễm môi trƣờng, nguồn nƣớc, những tác đô ̣ng đến biến đổi khí hâ ̣u…

Tận dụng tình hình này, một số đối thủ cạnh tranh của Công ty đã và đang thực hiện các biến pháp để cắt giảm chi phí hợp lý và cung cấp các sản phẩm than với giá rẻ hơn, đánh vào tâm lý ngƣời mua. Bên cạnh đó, mức giá của các loại than lậu chênh lệch thấp hơn so với tấn than của TKV từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng/tấn. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định trong việc tiêu thụ than của Công ty.

Giải thích về mức giá than trong nƣớc cao hơn giá than nhập khẩu đó là do tính độc quyền của nhà sản xuất than trong nƣớc nói chung, và việc đổi mới công nghệ không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Điều này dẫn đến giá thành khai thác ngày càng cao, không đƣợc thu hút bởi nhiều nhà máy sản xuất điện, xi măng, đạm, sắt thép… bởi các nhà máy này đang cân nhắc tới việc nhập khẩu than có mức giá rẻ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ than của công ty than thanh hóa tại tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)