CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.6 Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của công ty
Với lịch sử hơn 40 năm, Công ty than Thanh Hóa đã và đang cung cấp sản phẩm than tới hầu hết trên địa bản tỉnh Thanh Hóa. Thị phần của Công ty trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chiếm khoảng 70-75%. So với các đối thủ cạnh tranh khác thì sản phẩm than của Công ty Than Thanh Hóa có chất lƣợng đảm bảo, đầu tƣ dây chuyền sản xuất tốt mặc dù không có lợi thế từ giá cả.
Tại Thanh Hóa, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty Than Thanh Hóa đó là đợn vị cung cấp than trực thuộc Tổng công ty Đông Bắc trực thuộc Bộ quốc phòng. So với than của Tổng công ty Đông Bắc, sản phẩm than của Vinacomin đƣợc sản xuất với dây chuyền sản xuất tốt hơn, giá bán trong nƣớc cao hơn. Bên cạnh đó, các đơn vị mua than ngoài từ đầu nguồn (hay còn gọi là than lậu) cũng là đối thủ cạnh tranh của Công ty Than Thanh Hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, hiện nay sản phẩm than của Công ty Than Thanh Hóa cũng đang cạnh tranh với các sản phẩm than nhập khẩu do có một số đơn vị nhập khẩu than nƣớc ngoài về sử dụng và bán một phần ra thị trƣờng. Lợi thế của các đơn vị cung cấp than cạnh tranh với Công ty than Thanh Hóa chủ yếu là giá cả thấp hơn, riêng các sản phẩm
than nhập còn có chất lƣợng tốt hơn, trong đó theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, một vài chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu chất bốc cao gấp 1,5 lần so với than trong nƣớc. Bên cạnh đó, các đơn vị này lại có sự chủ động về trong việc sử dụng nguồn vốn. Từ đó, các đối thủ có chính sách hỗ trợ khách hàng về tài chính công nợ linh hoạt hơn. Các chính sách đó là: thời gian thanh toán chậm hơn và thanh toán nhiều lần hơn.
Ngoài ra, các đơn vị cung cấp mặt hàng thay thế than sinh học, dầu… Tuy nhiên do những hạn chế của than sinh học và dầu do giá cả cao và nguồn cung cấp không dồi dào nên không thể gây áp lực cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh than.