Dự báo về khả năng cạnh tranh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ than của công ty than thanh hóa tại tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Dự báo nhu cầu thị trƣờng và mức độ cạnh tranh của Công ty than

4.2.2 Dự báo về khả năng cạnh tranh của Công ty

Dựa trên mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, nghiên cứu phân tích các yếu tố cạnh tranh của Công ty Than Thanh Hóa nhƣ sau:

Hình 4.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đang có trong ngành

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với Công ty Than Thanh Hóa là các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Đông Bắc mặc dù các sản phẩm than của 2 nhà cung cấp là tƣơng đồng. Do vậy, áp lực cạnh tranh chủ yếu bắt nguồn từ chênh lệnh giá cả. Các đơn vị thuộc Tổng Công ty Đông Bắc có sự đầu tƣ cảng bến, máy móc thiết bị ngày càng mạnh. Đây là lợi thế dẫn tới việc mức giá than của Đông Bắc cũng thấp hơn của TKV. Bên cạnh đó, cơ chế bán hàng của phía Đông Bắc cũng linh hoạt hơn, nhƣ chiết khấu cho khách hàng, thời gian thanh toán kéo dài hơn. Chính vì vậy, đây là đơn vị cạnh tranh chính của Công ty Than Thanh Hóa, tại tỉnh Thanh Hóa.

Tuy nhiên, do uy tín từ Vinacomin về chất lƣợng than, áp lực cạnh đặt ra từ phía đối thủ đối với Công ty Than Thanh Hóa phần nào chịu sự ảnh hƣởng giảm bớt.

Áp lực từ phía khách hàng

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và quá trình đô thị hóa diễn ra trên khắp cả nƣớc, trong đó có cả tỉnh Thanh Hóa. Điều này dẫn đến sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp, dự án và các nhà máy công ty chế biến

các dự án nhƣ vậy. Chính vì vậy, nhu cầu sự dụng các sản phẩm than nhƣ một sản phẩm đầu vào đƣợc dự đoán vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Số lƣợng và đối tƣợng sử dụng sản phẩm than có xu hƣớng tăng lên, dẫn tới áp lực từ phía khách hàng đối với Công ty Than Thanh Hóa thấp. Tuy nhiên trong tƣơng lại, khi số lƣợng ngƣời mua lớn thì các đơn vị này cũng có thể tập trung lại để tạo ra sức mạnh đàm phán gây áp lực tới các cơ sở sản xuất kinh doanh than, đòi hỏi các nhà cung cấp than phải hạ giá thành bán than.

Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế

Đối với ngành than, các sản phẩm than sinh học, dầu… là các sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, do giá thành của các sản phẩm này cao và giới hạn về nguồn sản phẩm nên sản phẩm than vẫn là sản phẩm truyền thống, giá rẻ, tiện lợi sử dụng trong quá trình sản xuất chế biến các sản phẩm khác. Do vậy, sản phẩm than vẫn đƣợc sử dụng phổ biến.

Khảo sát ý kiến khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm thay thế than cho thấy, gần 100% số lƣợng đƣợc phỏng vấn không quan tâm tới các sản phẩm ngoài than. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, trong tƣơng lai, áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế than tại tỉnh Thanh Hóa là không cao.

Áp lực của các nhà cung cấp

Đối với Công ty Than Thanh Hóa, áp lực của các nhà cung cấp là không cao do Công ty Than Thanh Hóa chủ yếu nhận than từ đơn vị khai thác trực thuộc Tập đoàn. Sản lƣợng than nhập về ngoài Tập đoàn chiếm tỉ lệ tƣơng đối thấp. Các sản phẩm than chủ yếu mà công ty chủ yếu nhập về đó là nhập than cám Núi Hồng, than cám Miền Tây và nhập khẩu than có xuất sứ từ Nga. Những loại than này có giá thành rẻ hơn , đem lại nguồn lợi nhuận cao hơn cho Công ty Than Thanh Hóa. Một số đơn vị cung cấp than chủ yếu của Công ty Than Thanh Hóa là: Công ty kho vận và cảng Cẩm Phả, Công ty chế biến than Quảng Ninh, Công ty tuyển than Hòn Gai, Công ty than Núi Hồng, Trạm kinh doanh than bùn Hòn Gai, Công ty kinh doanh than Tây Bắc… Trong đó, hai đơn vị Trạm kinh doanh than bùn Hòn Gai, Công ty kinh doanh than Tây Bắc là hai đơn vị trực thuộc Vinacomin. Do sản lƣợng than

nhập về ngoài Tập đoàn chiếm tỉ lệ tƣơng đối thấp nên áp lực của các nhà cung cấp đối với Công ty Than Thanh Hóa là tƣơng đối thấp.

Nguy cơ thâm nhập của các đối thủ tiềm năng

Mặc dù, thị trƣờng tiêu thụ than trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hấp dẫn các công ty và nhà cung sản phẩm than gia nhập tuy nhiên nguy cơ xâm nhập thị trƣờng tƣơng đối thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là: việc xâm nhập thị trƣờng đòi hỏi doanh nghiệp cần có quy mô sản xuất và kinh doanh lớn, vốn đầu tƣ nhiều. Đây chính là rào cản chính để có các đối thủ tiềm năng xâm nhập thị trƣờng. Đặc biệt, cạnh đó, việc thay đổi quyết định lựa chọn nhà cung cấp và thói quen mua là tƣơng đối khó khăn do các đối tƣợng khách hàng – những đơn vị kinh doanh than và sản xuất sử dụng than làm nguồn nhiên liệu đầu đánh giá cao yếu tố chất lƣợng và uy tín của nhà cung cấp và những yếu tố này thông thƣờng chỉ đƣợc tìm thấy ở những nhà cung cấp có nguồn kinh doanh đã tồn tại lâu đời trên thị trƣờng và có nguồn vốn lớn.

Kết luận: Dựa vào phân tích mô hình 5 yếu tố cạnh tranh, mức độ cạnh tranh

của Công ty Than Thanh Hóa đƣợc dự báo tốt. Điều này là do các nguyên nhân sau: - Công ty có lịch sử kinh doanh hơn 40 năm và đã duy trì đƣợc thƣơng hiệu uy tín tại thị trƣờng Thanh Hóa trong thời gian dài và đã trở thành nhà cung cấp quen thuộc với khách hàng,

- Tiềm lực tài chính của công ty đủ mạnh để cạnh tranh với những đối thủ khác. Điều này đƣợc thể hiện qua sự hỗ trợ của Tổng Công ty than Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và đƣợc kiểm chứng qua chỉ số doanh thu và lợi nhuận tăng trong những năm gần đây.

- Công ty luôn duy trì chiến lƣợc không ngừng đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất để có các sản phẩm than đạt tiêu chuẩn chất lƣợng.

Tuy vậy, công ty không thể bỏ qua việc tìm hiểu và quan sát bƣớc đi của đối thủ cạnh tranh. Theo dự đoán, trong thời gian tới đối thủ cạnh tranh chính của Công ty đó là các đơn vị thuộc Tổng Công ty Đông Bắc. Đối thủ này hiện đang cạnh tranh với Công ty về giá cả và chất lƣợng than cũng nhƣ thƣơng hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ than của công ty than thanh hóa tại tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)