Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ than của công ty than thanh hóa tại tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển thị trƣờng

của công ty

3.3.1 Năng lực của công ty

Nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hƣởng trực tiếp tới thị trƣờng và việc phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp, ở đó:

Tiềm lực tài chính: Đối với các đơn vị sản xuất than, nguồn lực tài chính càng đóng vai trò quan trọng do việc phải đầu tƣ vào công nghệ, máy móc trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất cũng nhƣ bảo quan các sản phẩm than. Do vậy, tiềm lực tài chính lớn sẽ hỗ trợ Công ty thực hiện các chiến lƣợc phát triển thị trƣờng tốt hơn. Bên cạnh đó, nhờ vào tiềm lực tài chính sẵn có, công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản cũng đƣợc Công ty chú trọng với mục đích trang bị cở sở vật chất đầy đủ, đảm bảo công tác sản xuất, bảo quản, vận chuyển than. Cụ thể, Công ty đã trang bị thêm phòng KCS đốt mẫu tại các Trạm trọng điểm (Trạm Than Hàm Rồng, Trạm than Nghi Sơn). Bên cạnh đó, Công ty đã đầu tƣ làm nhà mái tôn che than ở kho bãi, tƣờng rào và nhà làm việc các trạm (Trạm Hàm Rồng, Lễ Môn 2, Hoàng Long, Vinakansai, Nghi Sơn) để chứa than dự trữ, và điều hành công tác chế biến than. Đặc biệt, việc đầu tƣ mới các máy xúc lật đã góp phần cho sản lƣợng sản xuất đƣợc nâng cao. Ƣu tiên việc cung cấp than cho các hộ lớn, Công ty đã điều chuyển máy móc giữa các đơn vị một cách linh hoạt, phù hợp. Ví dụ nhƣ việc máy xúc đào từ Công ty Kinh doanh than Bắc Thái về tăng cƣờng cho trạm KD than Nghi Sơn phục vụ việc chế biến, bán than cho các Công ty xi măng Nghi Sơn, nhiệt điện Nghi Sơn 1.

Ngoài ra, Công ty than Thanh Hóa là đơn vị có nguồn vốn dồi dào do có sự hậu thuẫn của Vinacomin và nguồn tài chính trích từ kết quả kinh doanh tốt trong những năm gần đây. Chính vì vậy, điều này tạo tiền đề để Công ty Than Thanh Hóa có khả năng mở rộng quy mô sản xuất và cung cấp than. Từ đó, việc đáp ứng yêu cầu tăng lên về số lƣợng sản phẩm hiện tại cũng nhƣ nghiên cứu và phát triển thêm sản phẩm mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thị trƣờng tiêu thụ cũng trở nên dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng khác có ý nghĩa quan trọng đối với chất lƣợng và hiệu quả hoạt động quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các đơn vị sản xuất và kinh doanh than cũng vậy. Bàn về yếu tố này, Công ty Than Thanh Hóa hiện đang sở hữu mô hình phân công lao động hợp lý và đội ngũ nhân sự lao động dồi dào, có năng lực, kinh nghiệm. Tuy nhiên, một trong số điểm hạn chế đó là thiếu đội ngũ nhân sự trẻ, có kiến thức cập nhật và tƣ duy linh hoạt theo hƣớng thị trƣờng hóa và quốc tế hóa. Theo báo cáo thƣờng niên của Công ty Than Thanh Hóa những năm gần đây, 62% nhân sự của Công ty trong độ tuổi từ 45-55, 35% nhân sự trong đội tuổi 35-45, và chỉ có 3% nhân sự có độ tuổi dƣới 35. Đặc biệt, về phân chia các đơn vị chức năng, Công ty Than Thanh Hóa không có bộ phận nghiên cứu và phân tích thị trƣờng. Hay nói các khác, nhân sự hiện tại của Công ty chƣa có khả năng làm công tác nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng. Tƣơng tự nhƣ vậy, các đối thủ cạnh tranh của Công ty hiện nay cũng chƣa có bộ phận nhân sự này. Điều này đƣợc giải thích là do các công ty sản xuất và cung cấp than hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa chƣa nhận thức đƣợc vai trò của công tác nghiên cứu và phân tích thị trƣờng.

Yếu tố khác tác động tới việc phát triển thị trƣờng tiêu thụ than đó chính là

thương hiệu và uy tín. Nó tác động tới sự lựa chọn và quyết định mua của một bộ phận khách hàng. Các sản phẩm của doanh nghiệp đã có thƣơng hiệu và uy tín trên thị trƣờng sẽ dễ dàng đƣợc bộ phận khách hàng chấp nhận. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên sức mạnh của Công ty Than Thanh Hóa trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, yếu tố tiềm lực về công nghệ cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đơn vị sản xuất và kinh doanh than, với sự đầu tƣ về đổi mới công nghệ và máy móc lớn, đơn vị sản xuất than sẽ có cơ hội để thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm than mà vẫn duy trì và thậm chí nâng cao chất lƣợng sản phẩm than. Nhƣ vậy, điều này sẽ đem đến cơ hội rộng mở hơn để phát triển thị trƣờng. So sánh về sự đầu tƣ về công nghệ, Công ty Than Thanh Hóa đã đầu tƣ sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ khép kín, sử dụng công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, các sản phẩm than của Công ty đƣợc sản xuất với thời gian ngắn, chất lƣợng than đƣợc đảm bảo và duy trì đƣợc uy tín than của Vinacomin.

3.3.2 Môi trường kinh doanh

Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025” và Quyết định số 60/QĐ-TTg năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ đề cập mục tiêu phát triển thị trƣờng than tới năm 2025 theo cơ chế thị trƣờng, hội nhập với thị trƣờng khu vực và quốc tế, có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Ở đó, mặt hàng than vận hành theo cơ chế giá của thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc và việc kê khai giá than do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh than thực hiện theo quy định của chính phủ (Luật giá (2012) và Nghị định 177/2013/NĐ-CP). Thực tế ở Việt Nam, do đặc thù của ngành than bị phụ thuộc vào tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam. Cho đến nay Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là nhà cung cấp than chủ yếu trên thị trƣờng than trong nƣớc và là nhà xuất khẩu than duy nhất. Do vậy, giá than chịu sự ảnh hƣởng tác động của tập đoàn này. Bên cạnh đó, ngành than đƣợc sự ƣu đãi về thuế và các chính sách của chính phủ. Do vậy, hoạt động của ngành này ít chịu rủi ro do biến cố của thị trƣờng tiền tệ. Đáng chú ý, than là đầu vào chính của một số mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá thực hiện bình ổn giá nhƣ xi măng, sắt thép, phân bón, điện, chính vì vậy, giá than phần nào bị chi phối. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, hiện nay, việc xây dựng và thực hiện thị trƣờng than còn tồn tại một số hạn chế và thiếu đồng bộ theo thông lệ phát triển thị trƣờng, ở đó, giá than đƣợc chi phối bởi TKV và ít biến động

do đƣợc hƣởng sự ƣu đãi về thuế và chính sách của chính phủ cũng nhƣ do mức độ quan trọng của ngành than đối với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, cùng với biến động của nền kinh tế thế giới và Việt Nam nói chung, ngành than cũng gặp phải một số ảnh hƣởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Tình hình suy thoái kinh tế cũng làm ảnh hƣởng tới tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam, khiến nhu cầu tiêu thụ mọi mặt hàng đều giảm xuống, lạm phát tăng lên khiến cho giá nguyên vật liệu tăng. Từ đó, giá bán than trên thị trƣờng nói chung cũng bị ảnh hƣởng và nhu cầu cung ứng than cũng giảm. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới việc kinh doanh than và phát triển kênh phân phối than hợp lý do đại lý trung gian có thể trở nên thận trọng hơn trong các quyết định ký hợp đồng của mình.

Bên cạnh đó, sự thay đổi môi trƣờng văn hóa xã hội cũng có ảnh hƣởng nhất định tới tình hình kinh doanh than. Sự thay đổi về dân số, cấu trúc ngành công nghiệp cả nƣớc và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng cũng có liên kết chặt chẽ với các quyết định kinh doanh và phân phối than. Chính vì vậy, Công ty cần mở rộng kênh phân phối tại các khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều nhà máy sử dụng nguyên liệu chính là than.

3.3.3 Các yếu tố khác

Đối với lĩnh vực sản xuất và kinh doanh than, yếu tố thời tiết cũng có tác động nhất định. Vào mùa mƣa, các đơn vị sản xuất than cần nhận định nguy cơ không đảm bảo đƣợc chất lƣợng than do trong quá trình sản xuất và bảo quản than bị ảnh hƣởng bởi độ ẩm, lƣợng nƣớc lớn. Vấn đề này dẫn tới việc phát sinh các chi phí sản xuất, bảo quản, vận chuyển và chi phí nhân công. Bên cạnh đó, dẫn chứng thực tế đã cho thấy lƣợng mƣa nhiều vào tháng 7 và tháng 8 năm 2015 đã đã ảnh hƣởng trực tiếp hoạt động sản xuất than của TKV, làm giảm sản lƣợng than chính của Tập đoàn vào tháng 8 thấp hơn so với tháng trƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ than của công ty than thanh hóa tại tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)