Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần kỹ thuật công trình việt nam (Trang 37 - 43)

4. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

nghiệp

1.2.3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Các yếu tố chính trị, pháp luật:

Bất cứ Doanh nghiệp nào cũng phải tuân thủ hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia (ví dụ như ở Việt Nam có những Bộ Luật sau: Luật Doanh nghiệp, Bộ Luật Lao Động, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Đầu tư,…) đồng thời cũng phải tôn trọng các quy định của luật pháp Quốc tế, đặc biệt là các chế độ phúc lợi, đãi ngộ với người lao động (ví dụ như: hai công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là Công ước số 97 (1949) và Công ước số 143 (1975) về lao động di cư. Hai công ước này khẳng định người lao động di cư được đối

xử bình đẳng với người lao động bản địa, được hưởng các điều kiện lao động; các chế độ về an sinh xã hội, về giáo dục. Tuy nhiên, phạm vi của hai công ước chỉ áp dụng đối với bản thân người lao động di cư hợp pháp.

Hay như Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn đã nêu rõ: Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá để đảm bảo sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ, nhằm mục đích bảo đảm cho họ được thực hiện cũng như thụ hưởng các quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng với nam giới. Năm 1997, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Cho tới nay, Việt Nam đã thực hiện một số bước lập pháp quan trọng về thúc đẩy bình đẳng và không phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bao gồm các quy định về quyền bình đẳng của mọi công dân trong Hiến pháp và cấm phân biệt đối xử trong Bộ luật Lao động năm 2012. Ngoài ra, Chính phủ mới đây đã ban hành một nghị định có hiệu lực từ 25/11/2015, theo đó doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng nếu có hành vi phân biệt đối xử về giới tính, tín ngưỡng, dân tộc, màu da, người nhiễm HIV, người khuyết tật,... .

Các yếu tố kinh tế:

Những tác động của nền kinh tế vĩ mô trong nước cùng với cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các công ty trong nước, các công ty nước ngoài, các tập đoàn xuyên quốc gia cũng tác động lớn tới công tác quản lý nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Nếu trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc nền kinh tế có những bất ổn thì buộc các doanh nghiệp phải thay đổi linh hoạt các hành vi và phương thức sản xuất của mình, đồng thời thay đổi chính sách nhân lực của doanh nghiệp như duy trì lao động có tay nghề, thu hút người lao động có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, giảm giờ làm hoặc thậm chí giảm phúc lợi,

cắt giảm lao động không cần thiết.

Các yếu tố về nhân khẩu:

Khi lực lượng lao động hàng năm ngày càng tăng cao do dân số tăng nhanh hoặc ngày càng có trình độ thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động mà không cần tốn nhiều thời gian đào tạo, tập huấn lại. Ngược lại, khi lực lượng lao động tập trung quá nhiều ở các vùng kinh tế trọng điểm, gây ra sự thiếu hụt lao động và thiếu hụt lao động lành nghề ở một số vùng thì doanh nghiệp cũng khó tìm được lao động theo đúng yêu cầu công việc. Nếu người có nhu cầu tìm việc chỉ được đào tạo về lý thuyết mà ít được thực hành qua những tình huống thực tế thì doanh nghiệp sẽ mất thời gian để tập huấn lại người lao động đó. Đây cũng chính là thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay khi mà sinh viên vừa ra trường phải mất đến vài tháng thậm chí vài năm mới có thể thành thạo được công việc.

Các yếu tố về khoa học công nghệ:

Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ từ “Thủ công - Cơ khí - Tự động hóa - Điện tử tin học - Robot hóa” đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa ra thị trường những dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng nhưng cũng là thách thức của doanh nghiệp trong quản lý nhân lực, buộc các doanh nghiệp phải có những hoạt động chú trọng vào việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, tăng cường chế độ đãi ngộ người lao động lành nghề, có tay nghề cao để đảm bảo nguồn lực hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Các yếu tố về Văn hóa - Xã hội:

Những nấc thang giá trị khác nhau về giới tính, đẳng cấp, tình hình an ninh tật tự, tội phạm hay một quốc gia yên bình cũng ảnh hưởng lớn tới chính sách nhân sự của mỗi một doanh nghiệp.

Yếu tố khách hàng:

“Khách hàng” là câu trả lời cho câu hỏi “sản xuất cái gì, sản xuất cho ai” của doanh nghiệp, do đó đáp ứng những yêu cầu của khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại và phát triển như thế nào phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó cung cấp mặt hàng, dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng tới đâu. Nhân viên của doanh nghiệp được đào tạo bài bản, đúng nghiệp vụ sẽ nghiên cứu tốt thị hiếu của khách hàng, sẽ nắm rõ được khách hàng đang cần gì.

Yếu tố đối thủ cạnh tranh:

Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào có môi trường làm việc hấp dẫn, có chính sách nhân lực hợp lý, được động viên khen thưởng kịp thời sẽ thu hút được nhiều nhân tài. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt công tác quản lý nhân lực, các đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng, lôi kéo những người có chuyên môn nghiệp vụ cao và như vậy doanh nghiệp sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh và kéo theo nhiều vấn đề khác như bí kíp độc quyền về công nghệ, sản phẩm,… .

1.2.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp:

Quan điểm chính sách phát triển của doanh nghiệp ảnh hưởng to lớn đến quản lý nhân lực của doanh nghiệp đó. Tùy từng giai đoạn mà doanh nghiệp lựa chọn ưu tiên tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường, cải tiến dây chuyền sản xuất kinh doanh, tăng cường nghiên cứu sản phẩm mà có những chính sách nhân lực khác nhau như: tuyển thêm người lao động, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ,… Mục tiêu của doanh nghiệp chỉ đạt được khi mà các yếu tố nhân lực và vật lực được chuẩn bị đầy đủ và hợp lý. Bên cạnh đó, mục tiêu của doanh nghiệp cũng chi phối định hướng sử dụng và phát triển nhân lực của tổ chức đó.

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện ở 3 khía cạnh.

Thứ nhất, các quá trình và yếu tố hữu hình của doanh nghiệp bao gồm: kiến trúc nội ngoại thất, cơ cấu tổ chức, lễ hội, lễ nghi, logo, mẫu mã sản phẩm,...

Thứ hai, chiến lược, mục tiêu và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả những quy tắc trong hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba, những quan niệm chung như là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của người lao động trong doanh nghiệp, yếu tố này quyết định đến cách làm việc, ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp như khả năng làm việc nhóm, khả năng học hỏi,…

Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó. Nếu như doanh nghiệp có nền văn hóa yếu kém sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp. Ví dụ như: trong một doanh nghiệp, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán sẽ làm cho nhân viên sợ hãi, thụ động, hoặc thậm chí là có tâm lý chống đối lãnh đạo. Ngược lại nếu doanh nghiệp có môi trường làm việc có văn hóa thì khi xảy ra một vấn đề bất lợi cho doanh nghiệp, hoặc bất lợi cho bản thân, hoặc là mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân ở một vấn đề cụ thể nào đó thì người lao động sẽ xử lý theo cách phù hợp, ôn hòa, giảm xung đột. Để từ đó, doanh nghiệp sẽ phát huy được tinh thần làm việc hăng say, sáng tạo của người lao động bởi sức mạnh của doanh nghiệp là sự quy tụ sức mạnh của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Mục tiêu chung của tổ chức chỉ được hoàn thành khi mà sức mạnh của người lao động đều được tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp đó.

Trình độ quản lý doanh nghiệp:

Lãnh đạo doanh nghiệp là những người có tầm nhìn chiến lược, năng động, sáng tạo và có khả năng gây ảnh hưởng đến mọi người, có khả năng tập

hợp lực lượng lao động để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Họ là những người chỉ đường dẫn lối và có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của tổ chức. Do đó, cách thức quản lý nhân lực của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nghệ thuật và trình độ quản lý doanh nghiệp của người lãnh đạo.

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp:

Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố: con người, tài chính, khoa học kỹ thuật, nhà xưởng,… Các nguồn lực có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, việc sử dụng bất cứ nguồn lực nào cũng đều phải có sự tính toán, cân nhắc bởi sự ảnh hưởng của các nguồn lực khác. Để khởi đầu bất cứ một doanh nghiệp nào thì đều cần có trước tiên là hai yếu tố nhân lực và vật lực. Nhân lực giúp cho doanh nghiệp sử dụng vật lực một cách hiệu quả thì vật lực là điều kiện để nhân lực có thể tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có cơ hội phát triển con người một cách bền vững. Đó là việc phát triển thường xuyên, liên tục và lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần, trí tuệ, nhân cách con người. Nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt thì mới có chế độ đãi ngộ, phúc lợi tốt để giữ chân được người tài.

Lao động trong doanh nghiệp:

Lao động trong mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù khác nhau. Trong doanh nghiệp, các cá nhân không chỉ khác nhau về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đều có những lý do khác nhau khi làm việc, đó là lương, thưởng, cơ hội phát triển, được kiểm soát công việc,. . Do vậy, các nội dung của công tác quản lý nhân lực cần được xây dựng dựa trên những đặc điểm của lao động ở mỗi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần kỹ thuật công trình việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)