Đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần kỹ thuật công trình việt nam (Trang 77 - 81)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Quản lý nhân lực tại Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình Việt Nam

3.2.4. Đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình Việt

STT Nội dung Số tiền Ghi chú

1 Kết hôn 1.000.000đ 2 Thai sản 1.000.000đ 3 Ốm đau 500.000đ 4 Sinh nhật 300.000đ 5 Nghỉ mát 5.000.000đ 6 Tết dương lịch 3.000.000đ 7 Tết nguyên đán 4.000.000đ (Nguồn: phòng Phòng QTTH)

3.2.4. Đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình Việt Nam công trình Việt Nam

Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình Việt Nam xác định đào tạo một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của Công ty, tạo thành lợi thế cạnh tranh trên thị trường và giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận, và giúp cho Công ty thích ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội.

Công ty khuyến khích CBCNV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức để đáp ứng mục tiêu phát triển của Công ty. Định hướng đào tạo của Công ty là cung cấp các chương trình đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu bằng chi phí của Công ty để CBCNV có đủ khả năng hoàn

thành tốt công việc được giao, đồng thời khuyến khích CBCNV sử dụng kinh phí đào tạo từ các nguồn tài trợ, nguồn kinh phí tự túc phù hợp với quy hoạch đào tạo, phát triển nhân lực của Công ty.

CBCNV được cử đi đào tạo có trách nhiệm hoàn thành tốt các khóa đào tạo. CBCNV tham gia các khóa đào tạo được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ theo các quy định tại Quy chế đào tạo của Công ty.

CBCNV đạt thành tích xuất sắc trong học tập được khen thưởng với các hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, kết quả tham dự các chương trình đào tạo sẽ là một trong những tiêu chí khi xem xét đề bạt, tăng lương… đối với CBCNV. Ngược lại, CBCNV không hoàn thành nhiệm vụ học tập, vi phạm quy chế đào tạo, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, không được tham gia các chương trình đào tạo.

Đào tạo là một trong những hoạt động được tiến hành thường xuyên nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn theo yêu cầu công việc, tạo ra đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý… Quy định thực hiện công tác đào tạo như sau:

Bảng 3.12: Quy định về đào tạo nhân lực

STT Nội dung đào tạo Đối tƣợng Thời gian

01

Đào taọ nội quy, các quy định, an toàn lao

động, chính sách, văn hoá Công ty,... NV mới nhận việc ½ ngày

02

Giới thiêụ về Công ty: quá trình hình

thành phát triển, chức năng, nhiệm vụ… NV mới ½ ngày

03

Đào taọ các quy trình/thủ tục liên quan công viêc của đơn vị

NV mới

½ ngày

04

Hướng dẫn chuyên môn nghiêp vu phục

vụ cho công việc được giao NV mới

Theo yêu cầu công việc

05

Đào tạo các kỹ năng mềm phục vụ cho công việc

Theo yêu cầu công việc

Theo yêu cầu công việc 06 Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ Theo yêu cầu

công việc

Theo yêu cầu công việc 07 Đào taọ các cấp quản lý Các cấp quản lý từ

cấp cơ sở trở lên

Theo yêu cầu công việc

08 Đào taọ Nước ngoài -Nhân viên tiềm

năng

-Quản lý cấp cơ sở trở lên.

Theo yêu cầu công việc

(Nguồn: Phòng QTTH)

Giai đoạn 2014 - 2017, trước tình hình thực tế và yêu cầu phục vụ hoạt động kinh doanh, phòng QTTH đã tham mưu và được Ban lãnh đạo Công ty phê duyệt các hình thức đào tạo, đào tạo lần đầu và tái đào tạo nhân lực.

Việc lựa chọn cử người đi đào tạo xuất phát từ kế hoạch được thông qua, với định hướng tập trung đào tạo kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời cử người lao động tham gia các khóa đào tạo dài hạn.

Đối tượng được cử đi đào tạo là CBCNV của Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình Việt Nam là những người theo yêu cầu bố trí vào chức danh phải đào tạo bổ sung kiến thức còn thiếu so với tiêu chuẩn; những người theo yêu cầu chuyển đổi chức danh của Công ty hoặc chuyển vị trí công tác; CBCNV mới tiếp nhận.

Hình thức đào tạo phổ biến của Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình Việt Nam là tổ chức các lớp học ngắn ngày về phổ biến văn hóa doanh nghiệp, các lớp nghiệp vụ, kỹ thuật mới. Ngoài ra, Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình Việt Nam thuê các tổ chức đào tạo tổ chức các lớp kỹ năng mềm cho người lao động.

Bảng 3.13: Tình hình thực hiện đào tạo nhân lực giai đoạn 2014 - 2017

STT Thời gian

Loại hình đào tạo Văn hóa doanh nghiệp Kỹ thuật mới Chuyên môn nghiệp vụ Lãnh đạo quản lý Đào tạo tập huấn nước ngoài Lần đầu Tái đào tạo Lần đầu Tái đào tạo Lần đầu Tái đào tạo Lần đầu Tái đào tạo 1 Năm 2014 41 10 31 12 7 8 2 8 2 2 Năm 2015 95 21 88 17 6 11 1 10 4 3 Năm 2016 172 9 167 14 4 10 1 6 1 4 Năm 2017 124 8 120 12 3 8 2 7 4 (Nguồn: Phòng QTTH)

Qua bảng 3.13 ta thấy công ty luôn chú trọng công tác đào tạo đặc biệt đối với những đối tượng mới được tuyển dụng luôn được công ty đào tạo về văn hóa doanh nghiệp và và các kỹ thuật nghiệp vụ: Tổng số lượt đào tạo năm 2014 là 121 lượt; năm 2015 là 235 lượt; năm 2016 là 384 lượt; năm 2017 là 288 lượt

Trong giai đoạn 2014 - 2017, công tác đào tạo được thực hiện khá tốt: Quy trình và phương pháp đào tạo, chương trình đào tạo được xây dựng tương đối

khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tế của Công ty. Công tác đào tạo được tổ chức thường xuyên theo kế hoạch được phê duyệt và yêu cầu phục vụ hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, công tác đào tạo vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Mang nặng tính hình thức, chất lượng thực hiện công việc của người lao động chưa được cải thiện nhiều. Về cơ bản Công ty vẫn đang chủ yếu hình thức đào tạo nội bộ, việc thuê các tổ chức chuyên nghiệp đào tạo nhân lực cho Công ty còn hạn chế, các lớp đào tạo chuyên sâu chưa được chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần kỹ thuật công trình việt nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)