Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công cấp quận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư công của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 35 - 37)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đầu tƣ công cấp quận

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công cấp quận

1.2.3.1. Trình độ phát triển kinh tế của địa phương

Đây là nhân tố không thể thiếu khi muốn thực hiện công việc nhìn chung đều phải lập kế hoạch chuẩn bị đảm bảo đáp ứng đầy đủ nguồn lực kinh tế cho hoạt động đó. Đối với hoạt động đầu tƣ công thì vấn đề nguồn lực kinh tế càng phải đƣợc quan tâm chặt chẽ. Trình độ phát triển kinh tế của địa phƣơng có tính chất quyết định đến nguồn thu ngân sách nhà nƣớc của địa phƣơng đó; do nguồn ngân sách phải chi đồng thời cho nhiều khoản chi khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên nếu địa phƣơng có kinh tế phát triển sẽ là tiền đề để đảm

bảo cho nguồn thu ngân sách, từ đó đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động đầu tƣ công diễn ra đúng tiến độ và phát huy hiệu quả.

1.2.3.2. Hệ thống chính sách pháp luật về quản lý đầu tư công

Đây là một nhân tố hết sức cơ bản, nếu không nói là có tính quyết định đối với hiệu quả của quản lý đầu tƣ công. Trên cơ sở các Luật Đấu thầu (2013), Luật Đầu tƣ (2014), Luật Đầu tƣ công (2014), Luật Xây dựng (2014), Luật Ngân sách Nhà nƣớc (2015)…, các chính sách thuế, lãi suất, tín dụng, lao động, tiền lƣơng, đất đai, chính sách khuyến khích đầu tƣ theo vùng, ngành…, đặc biệt là các quy chế, quy định quản lý đầu tƣ và sử dụng nguồn vốn của Nhà nƣớc cho cả ba quá trình từ chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và kết thúc đầu tƣ đƣa vào khai thác sử dụng.

Ở quy mô cấp quận, để đầu tƣ công có hiệu quả thì cần có sự thống nhất phối hợp chặt chẽ giữa Sở Kế hoạch đầu tƣ với Sở Tài chính, với phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND quận và các địa phƣơng, đơn vị cá nhân tiếp nhận nguồn đầu tƣ. Bên cạnh đó việc phân cấp trong quản lý nhà nƣớc, phân cấp thẩm quyền về tài chính cho chính quyền địa phƣơng mang lại nhiều cơ hội trong huy động và phân bổ nguồn lực đầu tƣ hiệu quả; chủ động trong việc bố trí ngân sách chi các dự án đầu tƣ công theo nhu cầu và mong muốn của địa phƣơng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phƣơng.

1.2.3.3. Trình độ và phẩm chất của cán bộ làm công tác quản lý đầu tư công

Đây là yếu tố quyết định đến kết quả đạt đƣợc của đầu tƣ công, quản lý đầu tƣ công. Để các chƣơng trình, dự án đầu tƣ công đạt kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện đầu tƣ công và quản lý đầu tƣ công cần đảm bảo đáp ứng đƣợc nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực…)

Phẩm chất đạo đức của cán bộ thực hiện công tác quản lý đầu tƣ công ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả đầu tƣ công, Nguồn đầu tƣ công chủ yếu từ vốn

ngân sách cấp vì mục đích phục vụ cộng đồng. Nếu cán bộ làm công tác quản lý đầu tƣ công không có phẩm chất đạo đức tốt, có hành vi tham nhũng, cửa quyền… thì hoạt động đầu tƣ công sẽ đạt hiệu quả thấp do thất thoát, sử dụng nguồn vốn sau mục đích.

1.2.3.4. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý đầu tư công

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động đầu tƣ công và quản lý đầu tƣ công là một trong những yếu tố quan trọng. Cùng với trình độ, năng lực của cán bộ, sự tiến bộ của khoa học công nghệ giúp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tƣ công thông qua việc trao đổi thông tin, áp dụng phần mềm kỹ thuật trong quản lý, hay ở khu vực Nhà nƣớc là công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử…

1.2.3.5. Sự giám sát quản lý của cơ quan các cấp

Sự giám sát quản lý để đảm bảo hoạt động đầu tƣ công đạt đƣợc đúng mục đích, không để thất thoát, lãng phí nguồn vốn, tránh tình trạng hiệu quả thấp trong hoạt động đầu tƣ công.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư công của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)