2.1.1. Nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu có sẵn và đã đƣợc điều tra trƣớc đó. Độ tin cậy của các dữ liệu này cao hơn dữ liệu sơ cấp. Cụ thể, trong đề tài này, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu nhƣ sau để thu thập dữ liệu thứ cấp nhƣ:
- Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội… trong một số các văn bản nhƣ: lịch sử Đảng bộ quận Hoàn Kiếm cung cấp những thông tin cần thiết, chính xác về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên và nền tảng để phát triển kinh tế, xã hội của quận nhà, hay Báo cáo kinh tế-xã hội quận Hoàn Kiếm trong các năm từ 2015 đến năm 2018 sẽ mang đến những số liệu cập nhật về tốc độ phát triển kinh tế, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay thực trạng tình hình xã hội của quận Hoàn Kiếm trong từng mốc thời gian cụ thể.
- Riêng đối với ngồn tài liệu về tình hình đầu tƣ công của quận, tác giả đặc biệt quan tâm đến nguồn tài liệu là các quyết định của HĐND quận về phê duyệt dự toán đầu tƣ công trung hạn và dài hạn trong thời gian từ 2015- 2018, cũng nhƣ Kế hoạch đầu tƣ công của quận trong giai đoạn 2015-2020. Đồng thời, còn có các văn bản của Phòng Tài chính – Kế hoạch quận, Ban Quản lý dự án đầu tƣ và xây dựng quận, Văn phòng HĐND - UBND quận cung cấp là những nguồn thông tin thứ cấp có độ tin cậy cao.
- Ngoài ra, tác giả cũng tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, trang web chính thống của quận, đó là những nguồn tƣ liệu đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, kịp thời, đã có sự thẩm định, kiểm chứng của các đơn vị liên quan.
2.1.2. Nguồn tài liệu và số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu đƣợc thu thập trong quá trình nghiên cứu đề tài. Đây là các dữ liệu không có sẵn và đòi hỏi phải sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhằm giúp thu thập các dữ liệu sơ cấp có độ tin cậy cao.
Các dữ liệu sơ cấp trong đề tài này đƣợc tác giả thu thập thông qua các phƣơng tiện thông tiện thông tin đại chúng, tác giả đã chủ động liên hệ với các đồng chí phụ trách các mảng về đầu tƣ công trong quận cũng nhƣ các tác giả đã từng có các công trình nghiên cứu về quản lý đầu tƣ công, một phần để kiểm định các số liệu thu thập, tính toán, một phần để có thể trao đổi, chia sẻ những thông tin chƣa chắc chắn. Các phƣơng pháp lấy số liệu sơ cấp qua liên lạc nhƣ: thông qua Email, điện thoại và liên hệ trực tiếp với các khách thể nghiên cứu. Thông qua hoạt động khảo sát, bao gồm phỏng vấn sâu các khách thể nghiên cứu đã, đang và sẽ đƣợc thụ hƣởng những công trình, dự án có sử dụng nguồn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc, tác giả hiểu rõ hơn đƣợc vai trò của việc đánh giá chất lƣợng, hiệu quả của các dự án có sử dụng nguồn vốn đầu tƣ công khi đã đƣa vào sử dụng. Đồng thời nguồn tài liệu thông qua hoạt động phỏng vấn này cũng giúp có đƣợc cái nhìn nhiều chiều, khách quan hơn về quản lý đầu tƣ công tại quận Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2015-2018 cũng nhƣ đánh giá, đề xuất các giải phát để phát huy hiệu quả quản lý đầu tƣ công của quận trong giai đoạn tiếp theo.