Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và hoạt động đầu tƣ công của quận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư công của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 57 - 62)

quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2018

3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2018 Nội giai đoạn 2015-2018

Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Có diện tích nhỏ nhất trong các quận, huyện, thị, nhƣng quận Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm thƣơng mại - dịch vụ, nơi thƣờng xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô. Là nơi đặt nhiều trụ sở các cơ quan Trung ƣơng và thành phố (10 Bộ trong tổng số 17 Bộ của Trung ƣơng đóng trên địa bàn toàn Thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ (17 đại sứ quán trên tổng số 60 nƣớc có đại sứ quán tại Hà Nội), các văn phòng đại diện nƣớc ngoài...

Quận Hoàn Kiếm có vị trí địa lý phía Bắc giáp quận Ba Đình tới phố Hàng Đậu làm ranh giới; phía Đông giáp sông Hồng với cả vùng bãi ngoài đê từ Phúc Tân - chợ Long Biên chạy dài đến đƣờng Vạn Kiếp; phía Nam giáp quận Hai Bà Trƣng giới hạn bởi các đƣờng phố Hàn Thuyên - Lê Văn Hƣu - Nguyễn Du; phía Tây giáp hai quận Ba Đình, Đống Đa, phân cách bởi phố Lý Nam Đế và khu vực ga Hà Nội.

Với tổng diện tích 5,29 km2

và 155.900 ngƣời, quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính gồm các phƣờng: Cửa Đông, Cửa Nam, Chƣơng Dƣơng, Đồng Xuân, Hàng Bài, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc

Tân, Tràng Tiền, Trần Hƣng Đạo. Bề dày lịch sử hình thành và phát triển với sự tập trung của các khu phố cổ là một đặc thù riêng có của quận Hoàn Kiếm, tạo cho quận một thế mạnh trong phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong phát triển thƣơng mại, du lịch.

Trong xu hƣớng phát triển chung của cả nƣớc, từ năm 2015 đến năm 2018, tình hình kinh tế, xã hội của quận Hoàn Kiếm có nhiều khởi sắc.

Trên cơ sở tận dụng điều kiện trong giai đoạn trƣớc, đúc rút bài học kinh nghiệm, quận Hoàn Kiếm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, xứng đáng là quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội.

Tốc độ tăng trƣởng dịch vụ, thƣơng mại và du lịch hàng năm tăng trung bình trên 18%. Công tác quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn quận đã bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế về dịch vụ, thương mại và du lịch

và tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giai đoạn từ năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng NĂM Tốc độ tăng trƣởng dịch vụ, thƣơng mại và du lịch (%) Thu NSNN trên địa bàn quận Hoàn Kiếm So Kế hoạch Thành phố giao 2014 17,75 3688 130 % 2015 18,12 4.050 118 % 2016 18,48 5.272,6 113,1 % 2017 18,21 6.018 106,5 % 6 tháng đầu năm 2018 18,13 4.516,9 64,3 %

Năm 2014, tăng trƣởng dịch vụ, thƣơng mại và du lịch đạt 17,75%; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn quận đạt 3.688 tỷ đồng, bằng 130% Kế hoạch dự toán năm.

Năm 2015, tăng trƣởng dịch vụ, thƣơng mại và du lịch đạt 18,12%; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn quận đạt 4.050 tỷ đồng, bằng 118% Kế hoạch dự toán năm.

Năm 2016, tăng trƣởng dịch vụ, thƣơng mại và du lịch đạt 18,48%; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn quận đạt 5.272,6 tỷ đồng, bằng 113,1% Kế hoạch dự toán năm.

Năm 2017, tăng trƣởng dịch vụ, thƣơng mại và du lịch đạt 18,21%; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn quận đạt 6.018 tỷ đồng, bằng 106,5% Kế hoạch dự toán năm.

6 tháng đầu năm 2018, tăng trƣởng dịch vụ, thƣơng mại và du lịch đạt 18,13%; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn quận đạt 4.516,9 tỷ đồng, bằng 64,3% Kế hoạch dự toán năm.

Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu Ngân sách nhà nước quận

Nhìn chung, trong những năm qua, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của quận Hoàn Kiếm đạt mức cao so với các địa phƣơng trên cả nƣớc. Nguồn thu Ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn quận ổn định, bền vững.

3.1.2. Thực trạng đầu tư công của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2018 đoạn 2015-2018

Hoạt động đầu tƣ công quận Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2015-2018 tập trung vào các lĩnh vực chính sau: Giáo dục và đào tạo; quản lý nhà nƣớc; kiến thiết thị chính; quốc phòng - an ninh; văn hoá thông tin và sự nghiệp kinh tế khác.

Bảng 3.2. Tổng số dự án đầu tư công quận Hoàn Kiếm đã triển khai

thực hiện giai đoạn 2015-2017.

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Nội dung Số dự án Vốn sử dụng Theo Kế hoạch Đã hoàn thành Tổng số 55 53 633.962

1 Lĩnh vực giáo dục và đào tạo 14 14 242.625

2 Lĩnh vực quản lý nhà nƣớc 6 5 44.074

3 Lĩnh vực văn hoá thông tin 22 21 266.575

4 Lĩnh vực kiến thiết thị chính 12 12 77.188

5 Lĩnh vực sự nghiệp kinh tế khác 1 1 3.500

(Nguồn: UBND quận Hoàn Kiếm)

Trong giai đoạn 2015-2017, quận Hoàn Kiếm đã triển khai và hoàn thành 53/55 dự án theo kế hoạch đầu tƣ công trên các lĩnh vực với tổng số vốn 633,962 tỷ đồng.

Hình 3.2. Cơ cấu số lượng dự án đầu tư công của quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2017

Thông qua Hình 3.2. có thể thấy các dự án đầu tƣ công quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2017 tập trung nhiều cho lĩnh vực kiến thiết thị chính chiếm 40% tổng số dự án đầu tƣ công; lĩnh vực giáo dục đào tạo chiếm 26% tổng số dự án đầu tƣ công; lĩnh vực văn hóa thông tin chiếm 23% tổng số dự án đầu tƣ công.

Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng vốn dành cho các dự án đầu tư công của quận

Tuy nhiên, theo Hình 3.3. tỷ lệ vốn sử dụng cho các dự án đầu tƣ công trong lĩnh vực kiến thiết thị chính và giáo dục đào tạo lại tƣơng đƣơng nhau: vốn sử dụng cho các dự án đầu tƣ công trong lĩnh vực kiến thiết thị chính chiếm 42%, trong khi vốn sử dụng cho các dự án đầu tƣ công trong lĩnh vực giáo dục đào tạo chiếm 38%.

Hoạt động đầu tƣ công đƣợc UBND quận tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm; ƣu tiên bố trí vốn để thanh quyết toán các dự án đầu tƣ công đã hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng, các dự án dân sinh bức xúc, các công trình trọng điểm, các dự án đang thi công để đảm bảo tiến độ đề ra. Trong giai đoạn 2015-2017, đã bàn giao đƣa vào sử dụng các công trình: Trƣờng tiểu học Chƣơng Dƣơng, UBND phƣờng Hàng Mã; công trình tu bổ, tôn tạo Đình Đông Thành và cải tạo, nâng cấp UBND 06 phƣờng: Tràng Tiền, Hàng Bông, Hàng Bạc, Cửa Đông, Cửa Nam, Lý Thái Tổ... Hoàn thành việc thanh quyết toán 50/53 công trình hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng.

Tuy nhiên, dự án xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ theo Kế hoạch đầu tƣ công sẽ hoàn thành trong 2017 mới chỉ hoàn thành thiết kế cơ sở, khoan khảo sát địa chất tại nơi thực hiện dự án; phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tƣ và Liên ngành thành phố để thống nhất cơ chế đầu tƣ báo cáo UBND thành phố phê duyệt; hiện đang tập đẩy nhanh tiến độ lập dự án để phấn đấu khởi công dự án và hoàn thành trong năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư công của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)