Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư công của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 37 - 39)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đầu tƣ công cấp quận

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công

Để đánh giá hiệu quả quản lý đầu tƣ công của một địa phƣơng, đơn vị cần phải dựa trên một vài tiêu chí nhất định, đó vừa là bộ khung đánh giá, đồng thời là điều kiện để quản lý đầu tƣ công có cơ sở thực hiện ngày càng hiệu quả. Tiêu chí đó là: Chất lƣợng lập kế hoạch đầu tƣ công; hiệu quả công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tƣ công (Tiến độ thực hiện; chi phí cho dự án đầu tƣ công; chất lƣợng của dự án đầu tƣ công và những đóng góp của nó với sự phát triển kinh tế - xã hội) và chất lƣợng kiểm tra, giám sát quản lý đầu tƣ công.

Chất lƣợng lập kế hoạch đầu tƣ công đƣợc thể hiện ở tính khả thi của kế hoạch đề ra; qua đó sẽ xem xét đƣợc toàn diện các mục tiêu đặt ra, lựa chọn đƣợc phƣơng án hiệu quả nhất, hạn chế thấp nhất rủi ro, tiến tới tổ chức thực hiện, sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả và hoàn thành mục tiêu đặt ra.

1.2.4.2. Hiệu quả công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công

Về tiến độ thực hiện dự án đầu tư công: Hiệu quả quản lý đầu tƣ công đƣợc thể hiện đầu tiên là tiến độ hoàn thành các dự án, không để tình trạng các dự án kéo dài, thất thoát nguồn vốn và ngân sách của nhà nƣớc. Đúng tiến độ là tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá chất lƣợng của việc sử dụng nguồn vốn đầu tƣ công. Bên cạnh tiến độ thực hiện, hoàn thiện các dự án còn có tiến độ giải ngân tốt, điều đó đồng nghĩa với việc giải quyết dứt điểm, gọn nhẹ từng dự án có sử dụng nguồn vốn đầu tƣ của nhà nƣớc.

Về chi phí cho dự án đầu tư công: Chi phí cho dự án đầu tƣ công chính là nguồn vốn cấp cho một dự án dựa trên kế hoạch đầu tƣ công đã ban hành. Chi phí này không căn cứ vào chi phí nhiều hay ít mà là việc cấp ngân sách, sử dụng nguồn vốn hợp lý, không để thất thoát hay đội chi phí quá nhiều, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đó là căn cứ để đánh giá hiệu quả của quản lý đầu tƣ công tại một địa phƣơng, đơn vị.

Về chất lượng của dự án đầu tư công và những đóng góp của dự án đầu tư công với sự phát triển kinh tế - xã hội: Căn cứ chất lƣợng của dự án đầu tƣ công có thể đánh giá đƣợc quá trình quản lý vốn đầu tƣ công có sát sao, nghiêm túc, đảm bảo chất lƣợng đạt đúng các tiêu chuẩn nhƣ kế hoạch đầu tƣ công ban đầu. Không phải bất cứ hoạt động đầu tƣ công nào có khả năng sinh lời cao đều mang lại ảnh hƣởng tốt với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì bản chất mỗi dự án sử dụng nguồn vốn đầu tƣ công đều nhằm hƣớng tới đáp ứng các nhu cầu của dân sinh, do vậy cần phải xem xét toàn diện các mặt trên lĩnh

vực kinh tế, xã hội do thực hiện đầu tƣ công đem lại. Những lợi ích mà xã hội thu đƣợc chính là sự đáp ứng của đầu tƣ với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Chi phí mà xã hội phải bỏ ra của dự án bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tƣ thay vì sử dụng các công việc khác trong tƣơng lai. Điều này giữ vai trò quyết định để các cấp có thẩm quyền chấp nhận dự án và quyết định đầu tƣ.

1.2.4.3. Chất lượng kiểm tra, giám sát quản lý đầu tư công

Công tác kiểm tra, giám sát quản lý đầu tƣ công là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý đầu tƣ công. Công tác kiểm tra, giám sát đƣợc dựa trên kế hoạch đầu tƣ công đã ban hành. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp hạn chế các rủi ro, khắc phục kịp thời những tồn tại trong quá trình quản lý đầu tƣ công.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đầu tư công của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)