Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên agribank chi nhánh thị xã sông công (Trang 74 - 79)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu quả trình hình thành và phát triển Agribank Chi nhánh

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Sông

Bảng 3.1. Thống kê đội ngũ cán bộ nhân viên giai đoạn 2012 - 2014

TT Chỉ tiêu SL 2012 2013 2014

(Người) % (Người)SL % (Người)SL %

1 Giới tính 35 100,0 35 100,0 34 100

1.1 Nam 15 42,9 15 42,9 13 38,2

1.2 Nữ 20 57,1 20 57,1 21 61,8

2 Trình độ học vấn 35 100,0 35 100,0 34 100

2.1 Trên Đại học 0 0,0 0 0,0 1 2,9

2.2 Đại học 31 88,6 31 88,6 30 88,2 2.3 Cao đẳng 0 0 0 2.4 Trung cấp 4 11,4 4 11,4 3 8,8 3 Tính chất công việc 35 100,0 35 100,0 34 100 3.1 Gián tiếp 6 17,1 6 17,1 7 20,6 3.2 Trực tiếp 29 82,9 29 82,9 27 79,4

Nguồn: Agribank Chi nhánh Sông Công năm 2012 - 2014

Nhìn chung trong cả giai đoạn 2012 - 2014, lực lượng cán bộ nhân viên của Agribank Chi nhánh Sông Công không có biến động bất thường, sự ổn định về cơ cấu nhân sự tạo môi trường làm việc cân bằng, tạo mối liên hệ thân thiết giữa những cán bộ trong chi nhánh, đây là nền tảng đầu tiên cho sự thỏa mãn công việc của cán bộ nhân viên Agribank Chi nhánh Sông Công.

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Sông Công giai đoạn 2012 - 2014 giai đoạn 2012 - 2014

Giai đoạn 2012 - 2014, khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng vẫn chưa thực sự phục hồi, xu hướng lạm phát còn diễn biến phức tạp và khó kiểm soát. Các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank Việt Nam nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn cũng như thách thức phía trước. Trong bối cảnh khó khăn và nhiều thách thức, bằng những biện pháp ứng biến linh hoạt kịp thời và sự nỗ lực không ngừng

nghỉ để vượt qua khó khăn, Agribank Việt Nam nói chung và hệ thống các chi nhánh nói riêng đã có bản vượt qua khủng hoảng, đạt được kết quả kinh doanh đáng ghi nhận.

Để có vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, ngân hàng phải huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Hoạt động huy động vốn giúp cho ngân hàng thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh. Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Có thể nói, hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết đầu vào của ngân hàng, giúp ngân hàng có các biện pháp nhằm giữ vững và mở rộng hoạt động huy động vốn từ các nguồn khác nhau trong nền kinh tế.

Bảng 3.2. Kết quả huy động nguồn vốn tại Agribank Chi nhánh Sông Công

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1 Theo loại tiền tệ 154.143 100 205.604 100 290.675 100

1.1 Nguồn vốn Nội tệ 150.719 97,78 201.319 97,92 285.259 98,14 1.2 Nguồn vốn Ngoại tệ quy đổi 3.424 2,22 4.285 2,08 5.416 1,86

2 Theo thời gian 154.143 100 205.604 100 290.675 100

2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 20.776 13,48 25.255 12,28 32.176 11,07 2.2 Tiền gửi có kỳ hạn dưới

12 tháng 119.143 77,29 156.888 76,31 203.865 70,14 2.3 Tiền có kỳ hạn từ 12 đến

<24tháng 13.823 8,97 23.027 11,20 53.862 18,53 2.4 Tiền gửi từ 24 tháng trở lên 401 0,26 434 0,21 772 0,27

3 Tổng vốn huy động tại

Sông Công 154.143 3,24 205.604 3,58 290.675 4,27

4 Tổng vốn huy động tỉnh

Thái Nguyên 4.757.155 - 5.751.149 - 6.814.391 -

Kết quả huy động vốn phục vụ kinh doanh của Agribank Chi nhánh Sông Công trong giai đoạn 2012 - 2014, tăng trưởng khá ổn định và đạt tốc độ tăng trung bình cho cả giai đoạn 27,16%/năm. Tổng mức huy động vốn trung bình hàng năm đạt khoảng 175,5 tỷ đồng/năm. Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ cho thấy, nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động với 97,05%; nguồn vốn ngoại tệ quy đổi chiếm 2,95%, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn nội tệ trung bình 28,04%/năm và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ quy đổi có mức tăng thấp hơn với 4,89%/năm.

Kết quả huy động vốn kinh doanh phân theo thời gian trong giai đoạn 2012 - 2014 cho thấy, đa phần nguồn vốn huy động dưới 12 tháng (chiếm 76,04%) còn lại tiền gửi không kỳ hạn (chiếm 12,26%) và tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến nhỏ hơn 24 tháng (chiếm 11,36%), số ít tiền gửi từ 24 tháng trở lên (chiếm 0,33%). Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn theo thời gian đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn tăng trung bình 24,22%/năm; Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 23,84%/năm; Kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tăng 59,47%/năm; Tiền gửi từ 24 tháng trở lên tăng 12,23%/năm.

Nghiên cứu bảng 3.2 cho thấy, đa phần nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như tổ chức kinh tế chủ yếu gửi dưới 12 tháng, điều này đúng với thực tế trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, khi cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng được kiểm soát thì hoạt động huy động vốn trong ngắn hạn sẽ được các ngân hàng thay đổi phương thức để thu hút khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó, tâm lý gửi kỳ hạn ngắn để có thể linh hoạt rút vốn bất kỳ lức nào của đa số khách hàng, gửi tiền trong ngắn hạn và chờ thời điểm thích hợp để chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực khác là một trong những nguyên nhân mà tỉ lệ vốn gửi ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong các năm 2012 - 2014.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, dư nợ tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển. Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân theo hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố giấy tờ, bảo lãnh, cho thuê và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Bảng 3.3. Kết quả dự nợ tín dụng của Agribank chi nhánh Sông Công giai đoạn 2012 - 2014

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1 Theo loại tiền tệ 194.621 100 230.174 100 248.803 100

1.1 Dư nợ nội tệ 194.465 99,92 229.850 99,86 247.907 99,64 1.2 Dư nợ ngoại tệ quy đổi 156 0,08 324 0,14 896 0,36

2 Theo kỳ hạn 194.621 100 230.174 100 248.803 100

2.1 Dư nợ ngắn hạn 130.049 66,82 144.623 62,83 142.215 57,16 2.2 Dư nợ trung hạn 44.559 22,90 62.768 27,27 82.910 33,32 2.3 Dư nợ dài hạn 20.012 10,28 22.783 9,90 23.679 9,52

3 Tổng dư nợ tại Sông Công 194.621 4,72 230.174 4,58 248.803 4,39

4 Tổng dư nợ Thái Nguyên 4.124.290 - 5.030.272 - 5.663.228 -

Nguồn: Agribank Chi nhánh Sông Công năm 2012 - 2014

Nghiên cứu kết quả thống kê bảng 3.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trung bình đạt 14,6%/năm, trong đó dự nợ nội tệ có tốc độ tăng trung bình 15,41%/năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 33,53%/năm. Dự nợ theo kỳ hạn của Agribank Sông công chủ yếu tập trung ở dự nợ ngắn hạn với tổng dư nợ trung bình đạt 123,975 tỷ đồng/năm (chiếm khoảng 63,19% trong tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng đạt 11,79%/năm), dự nợ trung hạn trung bình đạt 54,546 tỷ đồng/năm (chiếm 27,26%, tốc độ tăng trưởng đạt 20,51%/năm) và dự nợ dài hạn trung bình đạt 19,019 tỷ đồng/năm (chiếm 4,63%, tốc độ tăng trưởng đạt 20,25%/năm).

Tổng dự nợ tín dụng trung bình trong cả giai đoạn 2012 - 2014 đạt 224,533 tỷ đồng, trong đó dự nợ nội tệ trung bình đạt 224,071 tỷ đồng (chiếm 99,79% tỉ trọng dự nợ tín dụng) và dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 1,226 tỷ đồng (chiếm 0,21% tỉ trọng dự nợ tín dụng). Tổng dự nợ của trên địa bàn Sông Công chiếm 4,55% trong tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉ

trọng của Sông Công khá thấp. Mặc dù, Sông Công được đánh giá là một trong những thị trường khá tốt cho phát triển dịch vụ ngân hàng với hệ thống các công ty sản xuất, các loại hình doanh nghiệp đa dạng nằm trong khu công nghiệp Sông Công cũng như doanh nghiệp đặt cơ sở trên địa bàn. Nguyên nhân là do trên địa bàn Sông Công có nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tham gia vào hoạt động tài chính nên sự cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng khá khắc nghiệt. Bên cạnh đó, những biến động thị trường trong nước (lạm phát, mất giá đồng nội tệ, xu hướng dịch chuyển trong đầu tư...) và chính sách từ phía nhà nước (kìm chế lạm phát, bình ổn thị trường tiền tệ, dự trữ bắt buộc, kiểm soát lãi suất...) đã phần nào tác động đến hoạt động tín dụng của hệ thống Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh Sông Công nói riêng.

Như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Sông Công trong giai đoạn 2012 - 2014 khá ổn định và giữ được nhịp tăng trưởng. Để đạt được kết quả như trên, Agribank Chi nhánh Sông Công đã tích cực và linh hoạt trong hoạt động quản lý, huy động sức mạnh nội tại và tận dụng điểm mạnh của Agribank Việt Nam so với các ngân hàng thương mại, thương mại cổ phần khác trên địa bàn Sông Công như bề dày truyền thống trong quan hệ tín dụng lâu dài cũng như uy tín về thương hiệu; đội ngũ nhân lực trẻ, nhiệt tình, được đào tạo bài bản tại các trường đại học uy tín trong nước, tận tâm với công việc. Khả năng học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ những người đi trước, lĩnh hội nhanh kiến thức và kĩ thuật hiện đại trong hoạt động ngân hàng. Am hiểu thị trường và có chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn trên địa bàn Sông Công. Chính những yếu tố trên đã phần nào tác động tới tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động, ghi nhận sự cống hiến cho phát triển

của Agribank Chi nhánh Sông Công, đây là tiền đề cho sự thỏa mãn trong công việc của đội ngũ cán bộ nhân viên đang làm việc tại chi nhánh [1], [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên agribank chi nhánh thị xã sông công (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)