Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Kiểm định mô hình giả thuyết nghiên cứu
Đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu ở Chương 2 với 7 thành phần tác động tới sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc. Sự thỏa mãn là thành phần phụ thuộc, 7 thành phần còn lại là những thành phần độc lập và được giả định là các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên. Đề tài thực hiện phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên. Giá trị của các yếu tố được dùng để kiểm định mô hình là giá trị trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến.
Giả thuyết mô hình hồi quy giữa 7 thành phần là biến độc lập, bao gồm: (1) Thu nhập; (2) Đào tạo và thăng tiến; (3) Lãnh đạo; (4) Đồng nghiệp; (5) Đặc điểm công việc; (6) Điều kiện làm việc; (7) Phúc lợi. Biến phụ thuộc là sự thỏa mãn.
Phân tích hồi quy giữa 7 biến độc lập và biến phụ thuộc sự thỏa mãn được thực hiện thông qua phần mềm SPSS 19. Kết quả phân tích như sau:
Về hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc (sự thỏa mãn) với 7 biến độc lập: Sự thỏa mãn với Thu nhập có mối quan hệ chặt (r = 0,807), tương tự mối tương quan giữa sự thỏa mãn và Lãnh đạo (r = 0,801), Đồng nghiệp (r = 0,857), Điều kiện làm việc (r = 0,748) có mối tương quan chặt; Sự thỏa mãn với các biến Đào tạo và thăng tiến (r = 0,595), Đặc điểm công việc (r = 0,667) và Phúc lợi (r = 0,639) có mối quan hệ tương đối chặt. Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa trong mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phục thuộc nhỏ hơn 0,05 (giá trị báo cáo Sig. = 0,000), có thể kết luận mối tương quan giữa biến độc lập và phục thuộc có ý nghĩa trong thống kê (Phụ lục 3.01).
Kết quả mô hình hồi quy giữa biến phục thuộc và các biến độc lập cho kết quả: R có giá trị 0,943 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối quan hệ rất chặt chẽ. Báo cáo kết quả hồi quy cho biết giá trị R2 (R Square) bằng 0,889 điều này nói lên mức độ thích hợp của mô hình là 88,9% hay nói cách khác là 88,9% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi 7 thành tố đã xác định. Giá trị R hiệu chỉnh(Adjusted R Square) phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình đối với tổng thể, ta có giá trị R hiệu chỉnh bằng 0,885 (hay 88,5%) có nghĩa tồn tại mô hình hồi quy giữa sự hài lòng và 7 thành phần trong nghiên cứu (Phụ lục 3.02).
Phân tích phương sai ANOVA cho thấy giá trị F có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 (nhỏ hơn 0,05) có nghĩa là mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào trong mô hình có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%. Giá trị F =238,942 được dùng để kiểm định giả thiết H0 (cho rằng biến độc lập và biến phụ thuộc không có quan hệ hay các hệ số góc bằng 0), kết quả cho thấy mối quan hệ giữa sự thỏa mãn và 7 thành phần trong sự thỏa mãn có mối quan hệ tuyến tính, và có ý nghĩa trong thống kê. Như vậy, bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận đối thiết Ha cho rằng các biến độc lập trong
mô hình có mối quan hệ với biến phụ thuộc hay hệ số góc của các biến độc lập khác không (Phụ lục 3.03).
Bảng 3.13. Hệ số hồi quy trong mô hình
Chỉ tiêu Hệ số góc Độ lệch chuẩn t Mức ý nghĩa VIF
Hệ số chặn -0,423 0,110 -3,852 0,000 X1 0,092 0,047 1,938 0,054 4,280 X2 0,130 0,047 2,798 0,006 3,468 X3 0,205 0,040 5,164 0,000 4,069 X4 0,266 0,049 5,410 0,000 6,876 X5 0,294 0,040 7,331 0,000 2,122 X6 0,101 0,051 1,979 0,049 4,230 X7 0,044 0,028 1,558 0,121 2,457
(Trong đó: X1: Thu nhập; X2: Đào tạo và thăng tiến; X3: Lãnh đạo; X4: Đồng nghiệp; X5: Đặc điểm công việc; X6: Điều kiện làm việc; X7: Phúc lợi).
Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy, hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến đưa vào trong mô hình nhỏ hơn 10, có nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Mức ý nghĩa (Sig.) của các biến X1, X7 lớn hơn 0,05 có nghĩa là có cơ sở để chấp nhận giả thiết H0 cho rằng không có mối liên hệ tuyến tính giữa sự thỏa mãn với Thu nhập và Phúc lợi. Điều này có nghĩa là vấn đề trong thu nhập và phúc lợi mà chi nhánh đang áp dụng không có tác động đến sự thỏa mãn trong công việc.
Mức ý nghĩa của các biến X2 đến X6 nhỏ hơn 0,05 có nghĩa là 5 biến độc lập có quan hệ tuyến tính với sự thỏa mãn của nhần viên. Kết quả phần tích khẳng định có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận đối thiết Ha cho rằng có mối quan hệ tuyến tính giữa 5 biến độc lập với biến phục thuộc. Độ tin cậy của các biến đều có ý nghĩa ở 95%, có nghĩa các biến độc lập đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và hệ số góc (β) lần lượt là: 0,130; 0,205; 0,266; 0,294; 0,101. Hệ số góc đều mang dấu dương (+) nên các biến ảnh hưởng cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc, có nghĩa khi các biến độc lập: đào tạo và thăng tiến,
lãnh đạo, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc biến thiên tăng thì biến phục thuộc (sự thỏa mãn) cũng sẽ tăng tương ứng.
Phương trình hồi quy của mô hình nghiên cứu có dạng:
Y = -0,423 + 0,13×X2 + 0,205×X3 + 0,266×X4 + 0,294×X5 + 0,101×X6
Phương trình hồi quy cho biết, nếu mức độ đồng ý của các biến độc lập tăng thêm một đơn vị thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên tăng tương ứng. Hệ số Beta chuẩn hóa cho biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Giá trị Beta tại phụ lục 3.04 cho biết mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập tới biến phụ thuộc, giá trị Beta chuẩn hóa của biến đồng nghiệp ảnh hưởng lớn nhất (0,327), thứ hai là biến đặc điểm công việc (0,246); thứ ba là biến lãnh đạo (0,24); thứ tư là biến đào tạo và thăng tiến (0,12); thứ năm là biến điều kiện làm việc (0,094).
Như vậy, kết quả phân tích cho thấy sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại Agribank chi nhánh Sông Công phụ thuộc vào 5 yếu tố: đồng nghiệp; đặc điểm công việc; lãnh đạo; đào tạo và thăng tiến; điều kiện làm việc.