Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân
3.2.1. Thông tin khảo sát cơ bản tại Agribank Chi nhánh Sông Công
Mẫu nghiên cứu được điều tra theo phương pháp phi ngẫu nhiên đối với cán bộ nhân viên tại Agribank (điều tra toàn bộ số cán bộ tại thời điểm tháng 6/2015). Kích thước mẫu điều tra là 34. Phiếu khảo sát sau khi hoàn thành được kiểm tra tổng thể để tránh hiện tượng trả lời thiếu, trả lời chưa đúng theo hướng dẫn, không trả lời... Sau khi tiến hành nhập số liệu và sàng lọc thông tin trả lời của cán bộ nhân viên, tổng số phiếu khảo sát đạt yêu cầu 34/34 phiếu, đảm bảo đúng mục đích nghiên cứu. Số liệu được nhập trên phần mềm Microsoft Office Excel 2010; phân tích, xử lý và phân tích chuyên sâu bằng phần mềm SPSS 19.
3.2.1.1. Thông tin về đối tượng khảo sát
Kết quả khảo sát tại Agribank Chi nhánh Sông Công cho thấy, tỉ lệ nam giới chiếm 41,2% và nữ giới chiếm 58,8% trong tổng số cán bộ nhân viên được khảo sát, đối tượng nữ giới ở vị trí nhân viên chiếm tỉ trọng 52,9% trong tổng số cán bộ của chi nhánh, điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề trong lĩnh vực ngân hàng. Về độ tuổi của đối tượng được khảo sát, đa số cán bộ có độ tuổi nhỏ hơn 40 tuổi (chiếm 88,2%) trong đó số cán bộ có tuổi đời nhỏ hơn 30 tuổi chiếm 29,4% và cán bộ có tuổi đời từ 30 đến 40 tuổi chiếm 58,8%. Phân bố độ tuổi và chức vụ trong Agribank Chi nhánh Sông Công khá đồng đều, với vị trí chức danh Giám đốc/ Phó giám đốc có tuổi đời từ 30 đến trên 40 tuổi; chức danh Trưởng phòng/ Phó trưởng phòng có tuổi đời từ 30 đến 40 tuổi. Phân bố giữa độ tuổi và chức danh cho thấy, chi nhánh có những
định hướng về công việc đối với cán bộ nhân viên khá tốt, sự phối hợp giữa cán bộ nhiều kinh nghiệm với cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết sẽ tạo nên sức mạnh tập thể trong công việc tại chi nhánh.
3.1.2.2. Phân tích và kiểm định thang đo
Sử dụng mô hình nghiên cứu đề xuất ở Chương 2 ta thấy thang đo các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Agribank Chi nhánh Sông Công. được cấu thành từ 7 thành tố: (1) Thu nhập; (2) Đào tạo và thăng tiến; (3) Lãnh đạo; (4) Đồng nghiệp; (5) Đặc điểm công việc; (6) Điều kiện làm việc: (7) Phúc lợi. Thang đo được đánh giá thông qua công cụ chính là hệ số Cronbach’s Alpha, mục đích để loại bỏ biến rác, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đa khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (được chứng minh bởi hai nhà nghiên cứu Nunnally & Burnstein, 1994).
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với 7 thành tố ảnh hưởng tới sự thỏa mãn công việc của nhân viên cho thấy, tất cả các thành tố ảnh hưởng tới sự thỏa mãn có giá trị lớn hơn 0,6. Như vậy, thang đo sự thỏa mãn công việc thiết kế trong đề tài có ý nghĩa trong thống kê và đạt độ tin cậy cần thiết (Phụ lục 01).
Bảng 3.4. Thống kê hệ số Cronbach’s Alpha của 7 thành tố
TT Chỉ tiêu Hệ số Cronbach's Alpha
1 Thu nhập 0,811
2 Đào tạo và thăng tiến 0,863
3 Lãnh đạo 0,924
4 Đồng nghiệp 0,926
5 Đặc điểm công việc 0,853
6 Điều kiện làm việc 0,695
7 Phúc lợi 0,867
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để kiểm định thang đo trong nghiên cứu của đề tài. Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng phương pháp Cronbach Alpha không có biến nào bị loại. Để khẳng định mức độ phù hợp của thang đo với các biến quan sát, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Chỉ số Kaiser - Meyer - Olkin Measure of Simping Adequacy (KMO) được dùng để phân tích sự thích hợp của các nhân tố. Giá trị KMO lớn hơn 0,5 thì các nhân tố mới được sử dụng, kết quả phân tích thể hiện tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Thống kê hệ số Kaiser - Meyer - Olkin
Chỉ tiêu KMO Mức ý nghĩa Điểm dừng tại giá trị Eigenvalue Tổng phương sai tích lũy Thu nhập 0,548 0,000 2,562 64,04
Đào tạo và thăng tiến 0,749 0,000 2,942 73,56
Lãnh đạo 0,863 0,000 5,164 73,77
Đồng nghiệp 0,745 0,000 3,287 82,17
Đặc điểm công việc 0,765 0,000 3,543 59,05
Điều kiện làm việc 0,709 0,000 2,722 54,43
Phúc lợi 0,694 0,000 2,945 73,62
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số KMO của tất cả các biến quan sát trong 7 yếu tố ảnh hưởng tới sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc đều lớn hơn 0,5. Điểm dừng tại giá trị Eigenvalue của biến thu nhập là 2,562 và tổng phương sai tích lũy là 64,04 cho biết các mục hỏi trong thang đo có thể giải thích được 64,04% biến thiên của dữ liệu. Tương tự, các biến còn lại giải thích từ 54,43% đến 82,17% biến thiên của dữ liệu. Với kết quả phân tích có thể đưa ra kết luận thang đo được chấp nhận, các biến quan sát giải thích được
sự biến thiên của dữ liệu, 7 yếu tố đề xuất trong nghiên cứu đạt yêu cầu và có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố trên sẽ được sử dụng để phần tích trong các kiểm định tiếp theo (Phụ lục 02).